Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu quan trọng, giúp hình thành ngân sách Nhà nước và thông qua đó còn phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà doanh nghiệp sẽ nộp thuế TNDN phù hợp. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam thông tin chi tiết các quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 2023.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nội Dung Chính
1. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số tiền thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
Như vậy, thuế suất thuế TNDN là một trong những căn cứ dùng để tính thuế TNDN. Hiện nay, thuế suất thuế TNDN được áp dụng bao gồm 02 mức:
1.1. Mức thuế suất 20%
Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% tại Mục 1.2 bên dưới hoặc trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi.
1.2. Mức thuế suất từ 32% đến 50%
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì mức thuế suất từ 32% đến 50% áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thuế suất 40%: Áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
Lưu ý: Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Hiện tại, cơ quan thuế đang áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP) để xác định địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Thuế suất 50%: Áp dụng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí (khoản 3 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).
2.Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.Mức trích thuế TNDN
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, mức thuế 20% được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí sẽ chịu mức thuế 32 – 50%.
2.2.Cách tính thuế TNDN
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, như sau.
Đầu tiên, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Khoản thu nhập khác
Trong đó:
– Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, gia công, cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
– Chi phí được trừ là khoản thu thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp/tổ chức.
Thứ hai, tính phần thu nhập tính thuế. Được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)
Thứ ba, tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
3.Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
3.1. Khoản thu nhập nào được miễn thuế
Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
– Thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp dưới hình thức hợp tác xã tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ, kỹ thuật trực tiếp phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp;
– Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, công nghệ;
– Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất có số người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV chiếm 30% tổng số lao động;
– Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật, dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,…
– Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần hay liên kết kinh tế với công ty trong nước;
– Thu nhập được sử dụng để tài trợ cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa – văn nghệ, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động xã hội khác;
– Thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao;
3.2. Thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Thời hạn nộp thuế thu nhập chậm nhất là tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính của các doanh nghiệp/tổ chức kinh tế.
3.3. Thủ tục nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và có thể nộp tại các địa điểm:
– Qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng theo quy định;
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại kho bạc Nhà Nước;
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp/tổ chức;
– Nộp online thông qua website của Tổng cục thuế.
>>Xem thêm:
- Hướng dẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2023
- Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty xây dựng
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay
- Mức phạt nợ thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com