Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ

by Oanh Trần

Mỹ được xem là quốc gia lý tưởng cho nhiều tập đoàn đến để tạo dựng thương hiệu toàn cầu. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, việc hiểu đầy đủ hệ thống thuế chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp tại đất nước này. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu nội dung liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ trong bài viết dưới đây.

Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ

Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ

1. Thuế liên bang

Doanh nghiệp được thành lập tại Mỹ phải nộp tờ khai thuế cá nhân “1040” của các cổ đông và tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định này được áp dụng cho tất cả cá nhân là công dân hoặc không phải công dân Mỹ. Ngoài ra, Form và hạn nộp thuế liên bang sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp tại Mỹ.

1.1 Doanh nghiệp S – Corporation

Loại hình doanh nghiệp chỉ cho phép cá nhân là công dân Mỹ thành lập, do đó cá nhân không phải là công dân Mỹ sẽ không có biểu mẫu thuế riêng.

Doanh nghiệp dạng S – Corporations phải nộp tờ khai thuế doanh nghiệp (Form 1120S) trước ngày 15/3 hằng năm. Sau đó, mỗi cổ đông sẽ nhận được “Schedule K-1” để nộp cùng tờ khai thuế thu nhập cá nhân 1040 (trước ngày 15/04 hằng năm).

Lưu ý: Loại hình doanh nghiệp S – Corporation không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Thay vào đó nghĩa vụ đóng thuế cho doanh nghiệp được chuyển lại cho từng cổ đông và từng cổ đông sẽ có nghĩa vụ nộp thuế thông qua tờ khai thuế cá nhân của họ.

1.2 Doanh nghiệp C – Corporation

Loại hình doanh nghiệp C – Corporation nộp tờ khai thuế doanh nghiệp (Form 1120) trước ngày 15/4 hằng năm.

Lưu ý: Thu nhập của doanh nghiệp C – Corporation sẽ phải chịu thuế, điều này có nghĩa là trước tiên doanh nghiệp sẽ chịu thuế với tất cả lợi nhuận công ty có được, sau đó mỗi cổ đông phải đóng thuế TNCN cho thu nhập nhận được trong trường hợp cá nhân được chia cổ tức từ lợi nhuận công ty. Nếu cổ tức được chia, cổ đông sẽ nhận được Form 1999. DIV để chuẩn bị tờ khai thuế 1040 cá nhân (trước ngày 15/04 hằng năm).

Trong trường hợp cá nhân không phải là công dân Mỹ: Ngoài Form 1120, các doanh nghiệp C – Corporation được sở hữu từ 25% trở lên bởi cá nhân không phải công dân Mỹ sẽ phải nộp thêm Form 5472.

Bên cạnh đó, cá nhân không phải công dân Mỹ cũng phải nộp Form 1040-NR hoặc 1040-NR-EZ.

1.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp chỉ cần thêm phần thu nhập vào tờ khai thuế 1040 cá nhân của họ thông qua Schedule C (trước ngày 15 tháng 4 hằng năm).

Đối với công dân không phải công dân Mỹ: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không phải công dân Mỹ sẽ nộp Form 5472 hoặc 1120, lưu ý phải nộp kèm theo Form 1040-NR (hoặc Form 1040-NR-EZ).

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không phải là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế thông tin Form 1065 ( trước ngày 15/03 hằng năm) và mỗi cổ đông sẽ nhận được Schedule K-1 để nộp cùng với Tờ khai thuế cá nhân 1040 (trước ngày 15/04 hằng năm).

2. Thuế việc làm

Nếu chủ doanh nghiệp đang thuê nhân viên làm việc cho công ty hoặc chủ doanh nghiệp tự thuê bản thân để làm nhân viên thì cần phải nộp thuế việc làm (Employment Taxes).

– Chính phủ yêu cầu những mẫu form riêng biệt sau đây

  • Nhân viên mới được thuê làm việc: Form W-4
  • Nộp Form 941 hàng quý hoặc Form 944 hàng năm nếu dưới 2.500 USD tiền thuế trong năm.
  • Nộp Form 940 hàng năm.
  • Nộp Form W-2 và W-3 hàng năm.
  • Thuế nhà nước và tiểu bang cho các chi phí như bảo hiểm thất nghiệp và bồi thường cho người lao động.

3. Thuế ước tính

Nếu doanh nghiệp ước tính khoản thuế trong năm nhiều hơn 500 USD, doanh nghiệp cần phải nộp thuế ước tính hàng quý.

4. Thuế tiểu bang (bao gồm cả thuế bán hàng)

Tuỳ thuộc vào loại hình của công ty, doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác theo quy định của tiểu bang và địa phương. Mỗi tiểu bang nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (thường được xác định là có địa chỉ thực tế hoặc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm đó) thường sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp các loại thuế khác nhau.

Đây có thể là thuế thu nhập doanh nghiệp của tiểu bang, thuế nhượng quyền thương mại, thuế bán hàng và các loại thuế khác (thuế việc làm của tiểu bang được đề cập ở trên nếu doanh nghiệp có thuê nhân viên).

5. Báo cáo thường niên

-Báo cáo thường niên là báo cáo cập nhật địa chỉ, danh sách chủ sở hữu doanh nghiệp, v.v… nộp cho cục thư ký liên bang hoặc tiểu bang.

-Ngoài ra, chủ doanh nghiệp không là cư dân hoặc công dân Hoa Kỳ phải chịu thêm các loại thuế sau đây:

  • FEIN (Mã số thuế liên bang) và ITIN (Mã số thuế cá nhân): Loại hình doanh nghiệp S – Corporation không phải chịu thuế thu nhập. Thay vào đó nghĩa vụ đóng thuế cho doanh nghiệp được chuyển lại cho từng cổ đông và từng cổ đông sẽ có nghĩa vụ nộp thuế thông qua tờ khai thuế cá nhân của họ.

  • Thuế tại quốc gia của chủ doanh nghiệp: Một số quốc gia yêu cầu phải nộp thuế bên cạnh khoản thuế nộp cho chính phủ Mỹ. 

-Đối với cá nhân/ tổ chức mong muốn thành lập công ty tại Mỹ, việc hiểu biết về các loại thuế tại đất nước này là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng am sâu hiểu rộng và cập nhật nhanh chóng các thay đổi về thuế. Thông qua bài viết trên, mong rằng các bạn đọc giả có thể tiếp cận và hiểu sơ bộ về loại thuế TNDN tại Mỹ.

>>Xem thêm:

Thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ

Mức phạt nợ thuế thu nhập doanh nghiệp

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế TNDN nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế TNDN;
  • Thực hiện quyết toán thuế TNDN bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488