Thuế thu nhập doanh nghiệp từ bán tài sản

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ bán tài sản

by Vũ Tuấn Anh

Khi kinh doanh trên thị trường ngày nay, việc hiểu rõ về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp từ việc bán tài sản là chìa khóa quan trọng để duy trì sự hấp dẫn của doanh nghiệp bạn. Điều này không chỉ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ bán tài sản

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ bán tài sản

Thuế TNDN là gì?

Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN). Tuy nhiên, dựa theo các quy định như luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thì chúng ta có thể hiểu thuế TNDN như sau:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu rõ về thuế TNDN chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm các khái niệm quan trọng liên quan tới loại thuế này.

Thuế TNDN khi bán tài sản của doanh nghiệp

Quy định chung

Doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế TNDN trên thu nhập từ việc bán tài sản. Theo đó, thu nhập từ việc bán tài sản sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế. Thuế TNDN mà doanh nghiệp phải chịu sẽ được tính như sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x thuế suất 20%

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Lưu ý, đối với tài sản cố định của doanh nghiệp đưa vào khấu hao thì thu nhập chịu thuế sẽ bằng (=) doanh thu thu được từ việc bán tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm bán và trừ (-) các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc bán tài sản cố định.

Thuế TNDN khi chuyển nhượng bất động sản

Khi chuyển nhượng một tài sản là bất động sản đứng tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN như sau : Thuế TNDN = [((Doanh thu – chi phí chuyển nhượng BĐS – Giá vốn BĐS) + các khoản thu nhập khác) – thu nhập miễn thuế – các khoản lỗ kết chuyển] x 20%

Trong đó, doanh thu được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng bất động sản theo hợp đồng mua bán bất động sản phù hợp với quy định của pháp luật (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có).

Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thuế TNDN được tính như sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất [1]

Như vậy, để tính được số thuế phải nộp cần phải biết thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

(1) Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định [2]

Trong đó, thu nhập chịu thuế TNDN được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác [3]

(2) Thuế suất thuế TNDN

Căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế TNDN là 20%.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp áp dụng mức thuế suất cao hơn như doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao nên mức nộp thấp hơn.

* Các bước tính thuế TNDN

Về lý thuyết thuế TNDN được tính theo các bước sau:

Bước 1: Tính doanh thu trong kỳ tính thuế, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác

Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [3]

Bước 3: Tính thu nhập được miễn thuế, các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Bước 4: Tính thu nhập tính thuế TNDN theo công thức [2]

Bước 5: Tính tính thuế TNDN phải nộp theo công thức [1]

Lưu ý: Trên đây chỉ là quy trình tính thuế TNDN theo quy định của pháp luật, trên thực tế kế toán nhập dữ liệu trên phần mềm mà doanh nghiệp đang sử dụng và gửi cho cơ quan thuế sẽ cần nhiều thao tác phức tạp hơn.

Các khoản chi được trừ khi tính thuế

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trừ các khoản chi không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

(3) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trên đây là một số điều cần biết về Thuế thu nhập doanh nghiệp từ bán tài sản, để được hỗ trợ đầy đủ và nhiệt tình nhất hãy liên hệ Hotline Luật Đại Nam.   

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488                                                               

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488                                                                           

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

  1. Các dịch vụ kế toán thuế phổ biến cho các doanh nghiệp
  2. Kế toán thuế trọn gói cho công ty xây dựng
  3. Dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp trọn gói
  4. Các thủ tục thuế cho công ty mới thành lập

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488