Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nguồn thu thuế quan trọng của mỗi quốc gia, đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc tài trợ cho các dự án công cộng và phát triển kinh tế. Để khuyến khích sự đầu tư và phát triển kinh doanh, nhiều quốc gia đã thiết lập các chính sách ưu đãi thuế TNDN, đặc biệt là thông qua việc thiết lập mức thuế khác nhau theo từng ngành nghề. Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ tìm hiểu về Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp văn phòng luật sư.
Nội Dung Chính
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản nào được ban hành chính thức định nghĩa về loại thuế này. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở pháp lý và quy định về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ta có thể hiểu như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, đánh vào doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế bao gồm từ hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Văn phòng luật sư là gì?
Theo Điều 33 – Luật luật sư 2015 (03/VBHN-VPQH), Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư, và được thành lập theo trình tự thủ tục và điều kiện thành lập theo quy định tại Điều 32 của luật này. Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Văn phòng luật sư có phải doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 33 Luật Luật sư 2006 quy định:
– Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
– Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
=> Như vậy, mặc dù cách thức đăng ký thành lập văn phòng Luật sư là khác so với doanh nghiệp, tuy nhiên về tổ chức và hoạt động thì theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, chúng ta cũng có thể hiểu Văn phòng luật sư là doanh nghiệp tư nhân.
Lệ phí môn bài của văn phòng Luật Sư
Như các bạn đã biết, thuế môn bài được xác định dựa trên số vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, đối với văn phòng luật sư thì trên hồ sơ đăng ký hoạt động hay giấy đăng ký hoạt động đều không có ghi vốn điều lệ. Công ty luật, văn phòng luật sư nộp thuế môn bài bao nhiêu?
Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giải đáp mức lệ phí môn bài với văn phòng luật sư, công ty luật. Cùng theo dõi nhé!
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Người nộp thuế là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau:
…
b) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế)…ˮ
⇒ Từ quy định trên: Công ty luật, văn phòng luật sư là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực luật sư không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh được gọi là Tổ chức kinh tế.
Tiếp theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về mức thu lệ phí môn bài:
“Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.”
⇒ Như vậy: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP mức lệ phí môn bài với văn phòng luật sư, công ty luật (tổ chức kinh tế) là 1.000.000 đồng/năm.
Cách tính thuế thu nhập văn phòng luật sư
Văn phòng Luật sư tuy không phải doanh nghiệp tư nhân nhưng có tổ chức và hoạt động như một doanh nghiệp. Vậy cách tính thuế của Văn phòng Luật sư cũng được tính như doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế TNDN ban hành ngày 15/7/2020 quy định cách tính thuế TNDN như sau:
“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này”.
Cách tính thuế TNDN là: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất.
Trên đây là một số điều cần biết về văn bản mới nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp văn phòng luật sư, để được hỗ trợ đầy đủ và nhiệt tình nhất hãy liên hệ Hotline Luật Đại Nam.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: