Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng. Thuế suất là tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho thu nhập tính thuế để xác định số tiền phải nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp viết tắt là gì? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu nội dung liên quan đến thuế TNDN trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Nội Dung Chính
1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường…
2.Thuế thu nhập doanh nghiệp viết tắt là gì?
Để thuận tiện trong việc diễn đạt, Thuế thu nhập doanh nghiệp được viết tắt là Thuế TNDN
Thuế TNDN được áp dụng với mục đích:
– Tạo một khoản thu cho Nhà nước gắn với hiệu quả kinh doanh;
– Bao quát, điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các doanh nghiệp;
– Thông qua ưu đãi về thuế suất, miễn thuế, giảm thuế để khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào VN;
– Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của VN hiện nay.
3.Đối tượng nộp thuế TNDN
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Bao gồm các đối tượng như:
– Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
– Văn phòng luật sư, văn phòng công chứng tư;
– Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
– Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí;
– Công ty điều hành chung, đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế;
– Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
– Các cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua các cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
4.Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
4.1.Mức trích thuế TNDN
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, mức thuế 20% được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí sẽ chịu mức thuế 32 – 50%.
4.2.Cách tính thuế TNDN
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, như sau.
Đầu tiên, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Khoản thu nhập khác
Trong đó:
– Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, gia công, cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền.
– Chi phí được trừ là khoản thu thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp/tổ chức.
Thứ hai, tính phần thu nhập tính thuế. Được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)
Thứ ba, tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
5.Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
5.1. Khoản thu nhập nào được miễn thuế
Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
– Thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp dưới hình thức hợp tác xã tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ, kỹ thuật trực tiếp phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp;
– Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, công nghệ;
– Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, sản xuất có số người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV chiếm 30% tổng số lao động;
– Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật, dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,…
– Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần hay liên kết kinh tế với công ty trong nước;
– Thu nhập được sử dụng để tài trợ cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa – văn nghệ, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động xã hội khác;
– Thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao;
5.2. Thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Thời hạn nộp thuế thu nhập chậm nhất là tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính của các doanh nghiệp/tổ chức kinh tế.
5.3. Thủ tục nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và có thể nộp tại các địa điểm:
– Qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng theo quy định;
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại kho bạc Nhà Nước;
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp/tổ chức;
– Nộp online thông qua website của Tổng cục thuế.
>>Xem thêm:
- Quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Mức phạt nợ thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp tiếng anh là gì?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thuế thu nhập doanh nghiệp viết tắt là gì. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488/0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com