Thương binh có được tăng lương không?

by Vũ Khánh Huyền

Là những người đã có nhiều đóng góp cho nền nền an ninh quốc gia. Thương binh được Nhà nước quy định những chế độ ưu đãi nhất định. Cùng tìm hiểu Thương binh có được tăng lương không? tại bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Thương binh có được tăng lương không?

Thương binh có được tăng lương không?

Thương binh là gì?

Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 và Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thương binh như sau:

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương ≥ 21% thì xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chiến đấu, trực tiếp phục vụ để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia:

 – Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn bị địch chiếm đóng, vùng tiếp giáp với địa bàn bị địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự;

– Trực tiếp đấu tranh về chính trị, binh vận có tổ chức với địch;

– Bị địch bắt, tra tấn nhưng không khuất phục, đấu tranh để lại thương tích thực thể;

– Làm nghĩa vụ quốc tế;

– Dũng cảm thực hiện những công việc nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

– Trực tiếp huấn luyện chiến đấu, diễn tập, phục vụ quốc phòng, an ninh mang tính chất nguy hiểm;

– Do gặp tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn;

– Trực tiếp đấu tranh chống tội phạm;

– Đặc biệt dũng cảm cứu người, tài sản Nhà nước, Nhân dân, thực hiện việc ngăn chặn, bắt giữ những người phạm tội, là tấm gương trong xã hội;

Từ quy định trên có thể hiểu được, thương binh là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Là sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

– Bị thương có tỷ lệ tổn thương ≥21%;

– Được xem xét công nhận là thương binh, được cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và cấp “Huy hiệu thương binh”.

Các chế độ đối với thương binh

Điều 24 Pháp lệnh Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định về chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:

– Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng:

  • Trợ cấp hằng tháng theo tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;

  • Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương  ≥81% trở lên sống cùng với gia đình;

  •  Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương ≥81%;

  • Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương ≥81% có vết thương đặc biệt nặng.

– Bảo hiểm y tế;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/ lần; nếu tỷ lệ tổn thương ≥81% thì được điều dưỡng phục hồi hằng năm;

– Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục, tạo điều kiện làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp;

– Chế độ ưu đãi bao gồm:

  • Cấp các phương tiện hỗ trợ, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, công cụ, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;
  • Hỗ trợ cải thiện nhà ở;

  • Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất;

  • Ưu tiên trong việc giao đất, cho thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

  • Vay vốn ưu đãi để thực hiện sản xuất, kinh doanh;

  • Miễn hoặc giảm thuế.

– Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh.

>> Xem thêm: Bảo đảm đúng tiến độ 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 63/2024

Thương binh có được tăng lương không?

Theo như đã trình bày ở trên đây, pháp luật hiện hành không có quy định liên quan đến việc thương binh sẽ được tăng lương.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488