Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự

by Vũ Khánh Huyền

Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự là gì? Nhiệm vụ của chấp hành viên thi hành án dân sự như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời!

Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự

Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự

Chấp hành viên là gì?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008 chấp hành viên được hiểu như sau:

– Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.

– Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự

Tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự như sau:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

* Điều kiện bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp:

Người có đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:

– Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;

– Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;

– Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

* Điều kiện bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp:

Người có đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:

– Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;

– Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.

* Điều kiện bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp:

Người có đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:

– Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;

– Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.

* Điều kiện bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội

– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), là sĩ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội.

– Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

* Một số trưởng hợp bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển:

Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.

Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.

>> Xem thêm: Thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm kỷ luật trong quân đội

Nhiệm vụ của Chấp hành viên thi hành án dân sự

Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành án dân sự như sau:

 – Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.

– Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.

– Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.

– Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.

– Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.

– Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.

– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

– Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.

– Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.

– Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488