Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của bất cứ người tiêu dùng nào. Do đó, các nhà sản xuất, đơn vị luôn chú trọng đến việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào sản xuất. Các tiêu chuẩn tiên tiến và hiện đại nhất nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm, nông sản. Một trong những tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi gần đây phải kể đến đó là tiêu chuẩn VietGAP. Vậy Tiêu chuẩn Vietgap là gì? Lợi ích của tiêu chuẩn này ra sao?
Nội Dung Chính
Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
Tiêu chuẩn VietGAP là gì? Tiêu chuẩn VietGAP có thể áp dụng cho các nhóm sản phẩm chăn nuôi, thủy sản hoặc trồng trọt.
VietGAP là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices – thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam và được ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tiêu chuẩn VietGAP có thể áp dụng cho các nhóm sản phẩm chăn nuôi, thủy sản hoặc trồng trọt.
Mục tiêu cốt lõi của tiêu chuẩn VietGAP đó là việc tạo ra nguồn thực phẩm đạt chất lượng và an toàn với người tiêu dùng cũng như người sản xuất. Theo đó, VietGAP có ý nghĩa là những thủ tục, nguyên tắc hoặc thủ tục hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, thu hoạch và xử lý sau khi thu hoạch nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Do đó, các doanh nghiệp, tổ chức nên áp dụng tiêu chuẩn VietGAP nếu muốn tạo ra những nông sản sạch, an toàn và chất lượng nhất.
Để áp dụng và triển khai theo hướng tiêu chuẩn VietGAP tổn rất ít chi phí nhưng lại đem lại kết quả như mong muốn và dễ dàng thực hiện. Các đơn vị có thể áp dụng VietGAP cho nhiều mô hình, nhiều loại quả khác nhau như chuối, thăng long… hoặc áp dụng cho chăn nuôi hoặc thủy sản cũng đều rất tốt.
Các đối tượng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản thì đều có thể áp dụng tiêu chuẩn VietGAP.
Đối với lĩnh vực trồng trọt
Theo TCVN 11891-1:2017, tiêu chuẩn VietGAP áp dụng cho các hoạt động trồng trọt, canh tác tất cả các sản phẩm nông sản nguồn gốc thực vật bao gồm:
- Các loại trái cây;
- Các loại rau như rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá các loại
- Các loại ngũ cốc như ngô, lúa, khoai, sắn…
- Các loại hạt như ca cao, cà phê, hạt điều, hạt tiêu…
Đối với lĩnh vực chăn nuôi
Theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN, tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi có thể áp dụng cho các đối tượng vật nuôi như:
- Lợn/heo;
- Bỏ thịt, bò sữa
- Dê thịt, dê sữa
- Ngan, vịt, gà…
- Ong và các sản phẩm từ ong như sữa ong chúa, mật ong…
Đối với lĩnh vực thủy sản
VietGAP trong nuôi trồng thủy sản có thể áp dụng cho các đối tượng là: Động vật thủy sản (nuôi) và thực vật thủy sản (trồng) với mục đích chung là dùng làm thực phẩm cho con người.
Những lợi ích mang lại khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
Sản xuất nông sản an toàn theo mô hình VietGAP là điều kiện bắt buộc nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường hiện nay. Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể: Đối với đơn vị chế biến, xuất khẩu
Doanh nghiệp muốn có đầu ra tốt, đạt chất lượng thì cần đảm bảo ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào. Chỉ khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng đạt chất lượng và đảm bảo an toàn với sức khỏe thì mới có thể tạo được sự tin tưởng với khách hàng.
Một khi doanh nghiệp kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu đầu vào sẽ góp phần làm giảm chi phí và thời gian cho quá trình kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Điều này giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất. Nhờ đó mà doanh thu của đơn vị cũng sẽ tăng hơn đáng kể vì không phải lo khoản bồi thường hoặc thu hồi sản phẩm bị lỗi, hỏng sau này.
Đối với người tiêu dùng
Tiêu chuẩn VietGAP sẽ là công cụ góp phần tạo nên thế hệ người tiêu dùng thông thái hơn. Nhờ vào dấu chứng nhận VietGAP trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng có thể biết được sản phẩm mà họ dùng có đạt chất lượng và an toàn hay không. Khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Khi mà yêu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng đối với sản phẩm càng khắt khe thì các doanh nghiệp càng phải cải tiến chất lượng sản phẩm của mình tốt hơn để có thể đáp ứng được các mong muốn của khách hàng.
Đối với doanh nghiệp
Thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP giúp đơn vị sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm từ khâu chăn nuôi, làm đất, chọn giống… cho đến khi thu hoạch.
Ngoài ra, những đơn vị áp dụng đúng quy trình và được cấp chứng nhận VietGAP sẽ giúp tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý cũng như nhà phân phối. Chứng nhận VietGAP là cồn vụ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hình ảnh cũng như tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
Đối với xã hội
Tiêu chuẩn VietGAP là bằng chứng giúp tăng kim ngạch xuất khẩu vì giúp các đơn vị sản xuất vượt qua được những rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định cũng như các yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu. Chứng nhận VietGAP là công cụ giúp khẳng định tên tuổi của các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản hoặc trồng trọt của nước ta.
Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP giúp xã hội giảm bớt được các chi phí y tế, làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi trong nông nghiệp. Đồng thời, người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Tiêu chuẩn vietgap là gì?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM