Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

by Vũ Khánh Huyền

Hiện nay tình trạng doanh nghiệp trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng vẫn còn diễn ra khá phổ biến do lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật lao động của người lao động. Nếu bị phát hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt rất nặng. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ nêu rõ hơn về vấn đề này !

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Tiền lương trả cho người lao động được thực hiện như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

Tiền lương được trả cho người lao động là số tiền mà các bên đã thỏa thuận để thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Căn cứ khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương của người lao động bao gồm:

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh.

– Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Mặt khác, các khoản phụ cấp lương và khoản bổ sung khác sẽ do các bên tự thỏa thuận chứ không bắt buộc phải có.

Do vậy, mức lương thấp nhất trả lương cho người lao động phải bằng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Từ ngày 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp thuộc vùng

Lương tối thiểu vùng

Vùng I

4.960.000 đồng/tháng

Vùng II

4.410.000 đồng/tháng

Vùng III

3.860.000 đồng/tháng

Vùng IV

3.450.000 đồng/tháng

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp bị xử lý thế nào?

Như đã đề cập, doanh nghiệp buộc phải trả lương cho người lao động theo số tiền mà các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Nếu cố tình trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động là cá nhân phải từ 20 – 75 triệu đồng. Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022, người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 40 – 150 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.

>> Xem thêm: Bảng lương mới của trưởng khoa các trường công lập từ ngày 1/7/2024 quy định mức lương cơ bản ra sao?

Bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu, làm gì để đòi quyền lợi?

Để đòi lại đầy đủ tiền lương mà mình đáng được hưởng, người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng có thể thực hiện theo một trong các cách sau:

Cách 1. Khiếu nại

Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, với tranh chấp về tiền lương, trước tiên, người lao động phải gửi đơn khiếu nại đến doanh nghiệp để yêu cầu thanh toán đủ tiền lương theo mức lương tối thiểu vùng.

Nếu doanh nghiệp cố tình không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có quyền khiếu nại lần 02 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại mà phát hiện doanh nghiệp vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt hành chính và yêu cầu doanh nghiệp phải trả đủ lương và tiền lãi cho người lao động.

Cách 2. Tố cáo

Hành vi trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Do đó, theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể tố cáo trực tiếp vi phạm này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Khi giải quyết vụ việc mà xác định doanh nghiệp vi phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt hành chính và yêu cầu doanh nghiệp phải trả đủ lương và tiền lãi cho người lao động.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488