Trách nhiệm cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Luật Doanh nghiệp 2020
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Xem thêm: Quy định về các loại sổ kế toán cho hộ kinh doanh theo thông tư 88
Trách nhiệm cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
Trách nhiệm cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thì căn cứ theo khoản 4 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
…
4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
5. Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh khi doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh
Xem thêm: Hộ kinh doanh có thể đăng ký tại 2 địa điểm khác nhau không?
Cân nhắc ngành nghề kinh doanh phù hợp
Ngành nghề kinh doanh của một công ty quy định các hoạt động mà công ty được phép hoạt động, các mặt hàng mà công ty được thể hiện trên hóa đơn giá trị tăng. Bên cạnh đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh cũng liên quan đến các điều kiện mà công ty cần đáp ứng. Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ làm thủ tục thành lập công ty cho thấy chủ doanh nghiệp cần xác định rõ những ngành nghề kinh doanh trước khi thực hiện thủ tục mở công ty.
Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam đều được chuẩn hoá để đăng ký theo quy định của pháp luật. Vì thế, doanh nghiệp cần lưu ý về ngành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về hộ kinh doanh của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thành lập hộ kinh doanh;
- Áp dụng phương pháp giải quyết thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong hoạt động hộ kinh doanh;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình trước và sau khi thành lập ;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp doanh nghiệp;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trách nhiệm cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn
- Chủ thể nào tham gia tranh chấp trái phiếu ?
- Tranh chấp trái phiếu là gì ?