Trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi công ty phá sản

Trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi công ty phá sản

by Lê Vi

Ngày nay khi mà nền kinh tế thị trường phát triển, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất khốc liệt. Nếu doanh nghiệp không có đủ khả năng cũng như những phương án kinh doanh thích hợp thì việc phá sản công ty là hoàn toàn có thể xảy ra, kể cả đối với loại hình công ty cổ phần. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi công ty phá sản

Trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi công ty phá sản

Trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi công ty phá sản

Căn cứ pháp lý

  • Luật phá sản 2014
  • Luật Doanh Nghiệp 2020

Công ty cổ phần phá sản khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật phá sản 2014:

“Phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Theo đó, công ty cổ phần bị coi là phá sản khi đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Phải có quyết định tuyên bố phá sản của tòa án.

Như vậy, chỉ khi tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới được coi là ở trong tình trạng phá sản. Hơn nữa, pháp luật đã quy định một giai đoạn chờ là ba tháng kể từ ngày khoản nợ liên quan đến hạn, qua đó tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp thanh toán nợ và giảm áp lực “đe dọa” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía chủ nợ.

Trong khoảng thời gian kể từ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tới khi tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn có được nguồn thu đáng kể từ việc thực hiện hợp đồng hay được cấp một khoản tín dụng mới). Ngay cả khi mất khả năng thanh toán và đã bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn có cơ hội đạt được thỏa thuận với chủ nợ này về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 37 Luật phá sản 2014).

Thủ tục phá sản công ty cổ phần có các bước cụ thể nào?

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Bước 2: Bước tiếp theo là hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp.

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiếp theo Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn), tiếp đó tuyên bố Doanh nghiệp, bị phá sản trong trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Tiến hành mở thủ tục phá sản.

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Tiến hành hội nghị chủ nợ.

Triệu tập Hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia HNCN vắng mặt;
  • Thông qua nghị quyết của HNCN về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ… Tiếp đó, tiến hành Phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp hoặc tiến hành Thủ tục thanh lý tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP trong trường hợp sau khi tiến hành hội nghị chủ nợ nếu cần thiết.

Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Sau đó, Doanh nghiệp  đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Nếu không phục hồi kinh doanh thì tiến hành ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Cuối cùng, công ty thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản, phân chia tài sản cho các đối tượng theo thứ tự.

Thanh lý tài sản phá sản;

Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản

Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định thứ tự phân chia thanh toán khi doanh nghiệp phá sản, cụ thể như sau:

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

  • Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
  • Thành viên của Công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi công ty phá sản

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:

“Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.”

Theo đó, về nguyên tắc thì cổ đông của công ty cổ phần sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số cổ phần đã góp.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã đăng ký mua trong trường hợp sau:

“Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.”

Tóm lại, về nguyên tắc cổ đông sẽ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi cổ phần đã mua/ đã đăng ký mua đối với nghĩa vụ tài sản của công ty.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, khi công ty cổ phần phá sản thì công ty sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng toàn bộ tài sản của công ty đối với các khoản nợ của công ty. Theo đó, cổ đông của công ty cổ phần cũng sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với cổ phần đã mua/đã đăng ký trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản khi công ty phá sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Trách nhiệm của cổ đông sáng lập khi công ty phá sản. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488