Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ thuế

by Lê Nga

Thuế là một khoản nộp cho ngân sách nhà nước bắt buộc đối với hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân, theo quy định của pháp luật về Thuế. Đối với các trường hợp Vi phạm nghĩa vụ thuế thì bị xử lý như thế nào?  Được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây

1. Khái niệm về vi phạm nghĩa vụ thuế:

1.1 Căn cứ dựa trên luật quản lý thuế 2019 quy định thì:

–  Vi phạm nghĩa vụ thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.

– Xử lý vi phạm nghĩa vụ về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Như vậy, Đối với việc  xử lý vi phạm nghĩa vụ thuế nhằm mục đích bảo đảm sự công bằng trong việcđối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuế theo quy định. Chính vì thế mà  việc quy định  những  nội dung xử lý vi phạm nghĩa vụ về  thuế trong pháp luật quản lý thuế là cần thiết và mang tính răn đe với các hành  vi vi phạm pháp luật về thuế.

1.2. Đặc điểm của hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế:

Đối với Xử lý vi phạm nghĩa vụ  về thuế chia thành xử lý hành vi vi phạm hành chính về thuế và  xử lý hành vi vi phạm hình sự về thuế quy định như sau:

– Các  Hành vi vi phạm hành chính thuế là hành vi  trái các quy định của pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến đến các lợi ích mà mà pháp luật thuế bảo vệ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và các Cơ sở để ra quyết định xử phạt vi phạm chính là hành vi vi phạm pháp luật thuế.

– Đối với các Hành vi vi phạm hình sự về thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật hình sự, do các tổ chức và các cá nhân thực hiện một cách cố ý và xâm phạm đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được Bộ luật hình sự năm 2015 quy định bảo vệ.

2. Các dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế:

–  Chủ thể: vi phạm nghĩa vụ thuế được thực hiện bởi các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động thu thuế như người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc công chức ngành thuế. Những chủ thể này khi tham  vào quá trình hành thu thuế thì được nhà nước trao thẩm quyền và trách nhiệm nhất định nhưng vì lợi ích riêng mà không thực hiện đúng thẩm quyền, nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.

– Về phương diện khách quan, vi phạm nghĩa vụ  thuế là hành vi trái pháp luật. Vì những hành vi này vừa vi phạm những quy tắc xử sự chung, lại vừa  gây phương hại đến lợi ích chung hoặc lợi ích riêng đang được pháp luật bảo vệ.

– Vi phạm nghĩa vụ về thuế bao gồm lỗi ( cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện. Tính chất có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế thể hiện ở việc chủ thể của hành vi có khả năng tránh được sự vi phạm nhưng họ đã không tránh hoặc cố ý thực hiện hành vi vi phạm vì một động cơ hay mục đích thúc đẩy.

– Về phương diện khách thể: hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế đã phương hại đến nhũng lợi ích cụ thể được pháp luật bảo vệ. Những lợi ích này chỉ có thể là lợi ích riêng của tổ chức, cá nhân hoặc lợi ích chung của toàn xã hội.

3. Trách nhiệm pháp lý khi  vi phạm nghĩa vụ  thuế:

Vi phạm nghĩa vụ  thuế gồm có: vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hình sự về thuế và các vi phạm khác về thuế. Trong đó:

– Vi phạm hành chính về thuế: là hành vi làm trái các quy định pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ những chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính.

– Vi phạm hình sự :là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình sự bảo vệ. Ngoài ra còn có những hành vi vi phạm khác về thuế ví dụ như vi phạm về hình thức tờ khai đăng kí thuế, hình thực văn bản kê khai thuế…

Theo đó, căn cứ vào hai loại vi phạm nghĩa vụ thuế thì cũng có có hai biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế đó là chế tài hành chính và chế tài hình sự.

Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489/0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

  1. Các dịch vụ kế toán thuế phổ biến cho các doanh nghiệp
  2. Kế toán thuế trọn gói cho công ty xây dựng
  3. Dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp trọn gói

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488