Tranh chấp thừa kế theo di chúc

by Vũ Khánh Huyền

Việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là một việc tương đối phức tạp và nhạy cảm do các bên tranh chấp thường có mối quan hệ huyết thống, thân thuộc. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ mang đến cho quý bạn đọc về vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp thừa kế theo di chúc !

Tranh chấp thừa kế theo di chúc

Tranh chấp thừa kế theo di chúc

Căn cứ pháp lý

  • Luật dân sự
  • Bộ luật Tố tụng dân sự

Khái niệm thừa kế theo di chúc

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Thừa kế theo di chúc là dịch chuyển di sản thừa kế của một người đã chết cho các người khác theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.

Người lập di chúc

Những đối tượng nào được quyền lập di chúc?

  • Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
  • Người từ đủ mười lăm (15) tuổi đến chưa đủ mười tám (18) tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Quyền của người lập di chúc

Theo Điều 626, quyền của người lập di chúc bao gồm:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Tranh chấp thừa kế theo di chúc

Các tranh chấp thừa kế theo di chúc phổ biến bao gồm:

  • Tranh chấp chia di sản thừa kế;
  • Tranh chấp về hiệu lực của di chúc;
  • Tranh chấp về nghĩa vụ người lập di chúc để lại cho người thừa kế.

Giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật

Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Chủ thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật thì cần phải nộp đầy đủ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu do pháp luật quy định;
  • Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân.,… để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và những hồ sơ có liên quan đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Gửi bằng hình thức trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ xem xét, kiểm tra nội dung đơn khởi kiện. Nếu xét thấy đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết.

Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục chuẩn bị xét xử để đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Nếu có đơn kháng cáo, kháng nghị, Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Trong trường hợp tái thẩm, giám đốc thẩm, Tòa án sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hiện hành.

>> Xem thêm: Tranh chấp về thừa kế tài sản

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc

Các trường hợp thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc theo thủ tục sơ thẩm (điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Các trường hợp thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh

  • Giải quyết các tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (khoản 3 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
  • Giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện (khoản 2 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp thừa kế theo pháp luật

  • Tòa án nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế (điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
  • Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn (điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về thừa kế di sản;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan khác khi khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Tranh chấp thừa kế theo di chúc. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488