Tranh chấp về thừa kế là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực tranh chấp dân sự. Đặc biệt, tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp. Nhiều trường hợp không thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp, các bên phải khởi kiện chia di sản thừa kế. Dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp chi tiết cho quý bạn đọc những lưu ý về Tranh chấp việc phân chia di sản.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Luật Tố tụng dân sự
Khái quát chung về tranh chấp thừa kế
Thừa kế di sản là quyền lợi hợp pháp của người thừa kế (thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc phân chia di sản nảy sinh mâu thuẫn giữa những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc phân chia di sản dẫn đến tranh chấp.
Tranh chấp về thừa kế thường gồm các dạng tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp di chúc thừa kế, tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, tranh chấp về chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tranh chấp xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác…
Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp thừa kế
Di sản thừa kế
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác..” Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo quy định của pháp luật, tranh chấp di sản thừa kế bao gồm tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản hoặc yêu cầu chia di sản thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật).
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
- Tiền công lao động;
- Tiền bồi thường thiệt hại;
- Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
- Tiền phạt;
- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
- Chi phí cho việc bảo quản di sản;
- Các chi phí khác.
Quy định về hàng thừa kế
Điều 629, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Theo quy định trên có thể thấy tranh chấp về hàng thừa kế là những tranh chấp về yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác, chủ yếu phát sinh giữa những người thừa kế trong cùng một hàng thừa kế, đặc biệt là những trường hợp con nuôi, con ngoài giá thú. Ngoài ra, tranh chấp về hàng thừa kế có thể phát sinh do tại thời điểm mở thừa kế không có ai ở hàng thừa kế trước và sau khi đã chia thừa kế cho những người ở hàng thừa kế sau thì xuất hiện người thừa kế ở hàng thừa kế trước…
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế
Để xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế thì trước tiên phải xác định được yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế của nguyên đơn có phải là tranh chấp về bất động sản không. Nếu yêu cầu của nguyên đơn là tranh chấp về bất động sản thì Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết khi tại địa bàn huyện có nhà đất của người để lại thừa kế; nếu di sản là bất động sản không nằm trên địa bàn huyện thì tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền giải quyết. Nếu yêu cầu của nguyên đơn không phải là tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết được xác định theo Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (là Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn)
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về thừa kế di sản;
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Thực hiện các dịch vụ liên quan khác khi khách hàng có nhu cầu.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm
Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?