Vấn đề cần lưu ý sau khi thành lập công ty là gì

by Đào Quyết

Bạn muốn thành lập doanh nghiệp? Bạn đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không biết làm gì tiếp theo? Bạn nên đọc bài viết này, Luật Đại Nam sẽ tư vấn cho bạn các thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để công ty đi vào hoạt động đúng quy định pháp luật.

van-de-can-luu-y-sau-khi-thanh-lap-cong-ty-la-gi-2

Dưới đây là một số lưu ý sau khi bạn thành lập công ty

Căn cứ pháp lý

  • Luật Quản lý thuế 2019

Doanh nghiệp phải đăng ký bố cáo thông tin đăng ký doanh nghiệp của công ty mình lên Cổng thông tin điện tử quốc gia.

Thời hạn tối đa để thực hiện công bố là 30 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 01 đến 02 triệu đồng.

Đăng ký mẫu con dấu lên Cổng thông tin điện tử quốc gia, đăng ký khắc con dấu.

Sau khi thành lập công ty, đăng ký mẫu dấu và đăng ký khắc dấu tại Công an tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương là điều bắt buộc. Khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu con dấu mới được phép sử dụng, nếu sử dụng con dấu khi chưa có giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu sẽ bị phạt từ 02 đến 03 triệu đồng đồng thời bị thu hồi con dấu.

Đăng ký chữ ký số, tạo lập tài khoản ngân hàng cho công ty.

Công ty phải đăng ký chữ ký số theo đúng quy định để đóng thuế online, kế toán doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ.

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng để thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ sở hữu doanh nghiệp ra ngân hàng mang theo con dấu, Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, Giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/Hộ chiếu) để đăng ký mở tài khoản. Sau đó làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch đầu tư số tài khoản đã đăng ký.

Đến cơ quan thuế đăng ký mã số thuế, lệ phí môn bài.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan Thuế để đăng ký Mã số thuế. Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy từng mức độ vi phạm.

Một số loại thuế cơ bản công ty cần đóng như:

  • Thuế môn bài (tùy theo vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, trên 10 tỷ sẽ đóng 3.000.000 triệu/năm, dưới 10 tỷ sẽ đóng 2.000.000 triệu/năm)
  • Thuế Giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
  • Thuế Thu nhập doanh nghiệp đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

Thông báo về thời gian hoạt động

Từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa hoạt động tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hiện nay các doanh nghiệp mới thành lập đều sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy vì theo Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 được Quốc Hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Vì thế, doanh nghiệp nên sớm sử dụng hóa đơn điện tử do các dịch vụ hóa đơn điện tử của Viettel, Viettak, Misa, BKAV, VNPT… cung cấp. 

Có 2 loại hóa đơn doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập, đó là hóa đơn GTGT (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp, đều có thể sử dụng dưới hình thức hóa đơn điện tử.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty kế toán như thế nào?

van-de-can-luu-y-sau-khi-thanh-lap-cong-ty-la-gi-3

Thực hiện hoạt động góp vốn theo cam kết

 Tùy thuộc vào việc thành lập công ty theo loại hình nào mà việc thực hiện góp vốn sẽ khác nhau, cụ thể:

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên và chủ sở hữu sẽ phải góp vốn đúng thời hạn và đầy đủ như cam kết

+ Đối với công ty cổ phần: thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần mà mình đã cam kết

 Nếu không góp đủ vốn hay không đúng thời hạn số vốn đăng ký, thành viên góp vốn, cổ đông công ty sẽ bị áp dụng mức phạt từ 5 triệu đến 20 triệu theo từng trường hợp. Riêng công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ buộc phải giảm số vốn điều lệ hoặc bắt buộc góp đủ số vốn đối với các hình thức công ty khác.

Xem thêm: Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng?

Lập sổ đăng ký cổ đông và thành viên

Doanh nghiệp cần lập sổ đăng ký thành viên và cổ đông để tránh bị xử phạt. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu đồng trong trường hợp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên hay Công ty cổ phần không lập và lưu trữ sổ đăng ký cổ đông.

Tiến hành lập Ban kiểm soát công ty

Đối với công ty TNHH, doanh nghiệp cần lập Ban kiểm soát từ 11 thành viên trở lên. 

Đối với Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần bắt buộc công ty phải có Ban kiểm soát.

Nếu trong trường hợp không lập Ban kiểm soát sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng và bắt buộc thành lập Ban kiểm soát theo đúng quy định.

Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật Đại Nam

Đến với công ty Luật Đại Nam khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn cách đặt tên, địa chỉ trụ sở công ty, ngành nghề đăng ký, loại hình công ty
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng tiến hành đăng ký kinh doanh, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Tư vấn đăng ký mẫu dấu và đăng bố cáo điện tử về mẫu dấu
  • Mở tài khoản ngân hàng và thực hiện thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng
  • Đăng ký chữ ký số để thực hiện việc đăng ký và nộp tờ khai thuế điện tử
  • Treo biển công ty trong suốt quá trình hoạt động tại trụ sở chính

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489–  0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Giấy phép lữ hành nội địa

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh đại lý du lịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488