Vay vốn nước sạch 2024 được bao nhiêu tiền?

by Vũ Khánh Huyền

Vay vốn nước sạch là một trong những chính sách được người dân, đặc biệt là hộ gia đình ở nông thôn quan tâm. Chính sách này sẽ có sự thay đổi lớn từ 01/9/2024. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ nêu rõ vấn đề này!

Vay vốn nước sạch 2024 được bao nhiêu tiền?

Vay vốn nước sạch 2024 được bao nhiêu tiền?

Vay vốn nước sạch 2024 được bao nhiêu tiền?

Quyết định 10/2024/QĐ-TTg quy định rõ tại Điều 6 là Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ là nơi cho vay thực hiện cho vay, và hình thức vay được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị – xã hội với mức cho vay tối đa là 25 triệu đồng/01 loại công trình/khách hàng. Áp dụng từ 01/9/2024.

Trước thời điểm 01/9/2024, mức vay vốn áp dụng theo Quyết định 1205/QĐ-TTg năm 2018 là 10 triệu đồng/hộ gia đình.

Chính sách tín dụng cho vay đầu tư áp dụng đối với 02 loại công trình xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, gồm:

Thứ nhất là công trình cấp nước quy mô hộ gia đình.

Thứ hai là công trình vệ sinh môi trường hộ gia đình.

Đối tượng vay vốn là hộ gia đình cư trú tại vùng nông thôn nơi đăng ký thường trú/tạm trú cư trú tại địa phương thuộc vùng nông thôn:

– Chưa có công trình cấp nước, công trình vệ sinh hộ gia đình

– Hoặc đã có nhưng bị hư hỏng cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.

>> Xem thêm: Bảo đảm đúng tiến độ 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 63/2024

Hồ sơ, thủ tục vay vốn nước sạch 2024 gồm những gì?

Căn cứ theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thì hồ sơ vay vốn nước sạch thực hiện theo chính sách chung về tín dụng với người nghèo và các đối tượng khách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP.

Theo đó, hồ sơ và quy trình vay sẽ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể.

Tại Hướng dẫn nghiệp vụ số 1411/NHCS-KHNV hướng dẫn nghiệp vụ cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cùng với các hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội, cơ bản đối với người vay vốn trong chương trình nước sạch sẽ phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Giấy ủy quyền của hộ gia đình để 1 người đứng ra đại diện làm thủ tục vay: 02 bản chính

– Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay: 01 bản chính

– Sổ vay vốn: 02 bản chính

 Trình tự thủ tục

Bước 1 – Hộ gia đình viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2 – Tổ tiết kiệm và vay vốn họp để bình xét những hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách trình UBND cấp xã xác nhận.

Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi toàn bộ hồ sơ tới ngân hàng.

Bước 3 – Ngân hàng phê duyệt và gửi thông báo tới UBND cấp xã để thông báo cho tổ chức chính trị xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ tiết kiệm và vay vốn, Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ vay thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ được vay vốn.

 Thời hạn, lãi suất vay tiền nước sạch

Chương trình vay vốn nước sạch đưa ra nhiều ưu đãi về thời hạn cũng như lãi suất vay để tạo điều kiện thuận lợi cho người vay.

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quyết định 10/2024/QĐ-TTg thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với khách hàng nhưng tối đa là 05 năm.

Điều 9, Quyết định 10 cũng quy định về lãi suất cho vay như sau:

– Lãi suất cho vay 9,0%/năm.

– Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. 

Nợ xấu có vay được vốn nước sạch không?

Căn cứ theo các văn bản quy định của pháp luật hiện hành, đơn vị cho vay là Ngân hàng Chính sách xã hội, phương thức cho vay là vay trực tiếp có ủy thác một số các nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua các tổ chức chính trị – xã hội.

Theo Quyết định 18/2014/QĐ-TTg để được vay vốn nước sạch, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, khách hàng phải cư trú hợp pháp tại địa phương thuộc vùng nông thôn mà chưa có công trình nước sạch hoặc công trình vệ sinh hộ gia đình hoặc đã có những công trình này nhưng bị hư hỏng cần được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, xây dựng.

Thứ hai, khách hàng phải được UBND xã nơi cư trú xác nhận đúng đối tượng và điều kiện nhận chính sách vay vốn này.

Bên cạnh đó khi khách hàng vay vốn còn có thể được xem xét các vấn đề như:

  • Mục đích vay
  • Thông tin dự án/công trình liên quan đến nước sạch,
  • Khả năng tài chính của người vay thông qua thu nhập/tài sản thế chấp…

Hiện hành không có quy định nào cấm trường hợp bị nợ xấu thì sẽ không được vay vốn theo chương trình nước sạch.

Tuy nhiên “nợ xấu” cũng là vấn đề được xem xét để đánh giá hồ sơ của các cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ vay vốn nước sạch. Do đó, nếu có nợ xấu thì đây cũng là điểm bất lợi đối với khách hàng khi vay vốn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488