Vi phạm hành chính về thuế là hành vi gì?

by Hồ Hoa

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất được căn cứ theo nghị định 125/2020/NĐ-CP và nghị đinh 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 05/12/2020. Theo đó, mức phạt mới này tăng cao hơn nhiều so với mức phạt theo quy định cũ. Bài viết dưới đây Luật Đại Nam xin hỗ trợ những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất.

Vi phạm hành chính về thuế là hành vi gì?

Vi phạm hành chính về thuế là hành vi gì?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Để có thể khoanh vùng các đối tượng có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính về thếu, pháp luật Việt Nam đã quy định các đối tượng có thể đúng trước nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và các đối tượng đó được thể hiện tại Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

– Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.

Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.

+ Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

– Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;

+ Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

+ Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;

+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

+ Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất năm 2023

Các quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế mới nhất năm 2023 hiện nay được quy định cụ thể và chi tiết tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Để có thể tìm hiểu các thông tin về hành vi và mức độ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế mời bạn tham khảo quy định sau.

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; cung cấp không đầy đủ, không chính xác số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo quy định nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước;

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan khi được cơ quan thuế yêu cầu.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Vi phạm hành chính về thuế là hành vi gì? “. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ:

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488