Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp nguồn vốn vẫn luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất. Nó đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp vốn được chia thành 2 loại: vốn tự có (hay vốn chủ sở hữu) và vốn vay. Vậy vốn tự có của doanh nghiệp là gì? Vai trò của vốn tự có trong hoạt động kinh doanh là gì? Hãy cùng Luật Đại Nam theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ chủ đề này nhé.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp
- Luật các tổ chức tín dụng
Vốn tự có của doanh nghiệp là gì?
Vốn được xem là tài sản của doanh nghiệp, dưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản khác như hàng hóa, giấy tờ có giá, quyền sở hữu trí tuệ, hay quyền sử dụng đất; là bất động sản hoặc động sản; là tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn; là tài sản cố định hoặc tài sản lưu động được sử dụng cho hoạt động kinh doanh với mục đích sinh lời.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các công ty cần phải có các yếu tố đầu vào như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong nền kinh tế thị trường, ban đầu các doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn nhất định để mua sắm nguyên vật liệu, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc trang thiết bị, và trả tiền lương cho lao động… Số tiền ứng ra để có được các yếu tố đầu vào đó được gọi là vốn ban đầu của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tự có trong doanh nghiệp
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, thì nguồn vốn tự có cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau.
Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn tự có được hình thành do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chủ sở hữu vốn là Nhà nước.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Do bản chất công ty TNHH là có một hoặc một vài thành viên góp vốn thành lập nên công ty. Vì vậy, các thành viên tham gia chính là chủ sở hữu vốn.
Đối với công ty cổ phần (CTCP): Vốn tự có do các cổ đông lập nên, các cổ đông chính là chủ sở hữu vốn.
Đối với công ty hợp danh: Vốn tự có được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên tham gia thành lập công ty.
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn tự có là nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp do chủ sở hữu đóng góp. Chủ sở hữu vốn ở đây chính là chủ doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Đối với doanh nghiệp liên doanh: Vốn tự có do các thành viên là tổ chức hoặc cá nhân tham gia thành lập liên doanh tạo nên. Mỗi bên lại huy động được nguồn vốn vào liên doanh khác nhau nên có thể chủ sở hữu vốn nhiều hơn so với số bên tham gia thành lập liên doanh.
>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Ý nghĩa của nguồn vốn tự có trong doanh nghiệp
Vốn tự có đóng vai trò quan trọng vì nó thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp cũng như đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư. Vốn tự có là nguồn vốn chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động của mình từ đó đưa ra những bước đi, chiến lược phát triển phù hợp.
Trong giai đoạn đầu, vốn tự có là cơ sở để tạo nên nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và liên tục tăng trưởng trong quá trình hoạt động đồng thời luôn vận động và tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi quyết định tăng thêm nguồn vốn luôn đi liền với yêu cầu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp.
Vốn tự có được sử dụng để duy trì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận thu về từ việc kinh doanh này sẽ được chia sẻ theo tỷ lệ đóng góp. Mặt khác các khoản nợ phải trả hay kinh doanh không có lãi dẫn đến bị thua lỗ sẽ được các chủ sở hữu nguồn vốn cùng nhau gánh chịu. Vốn tự có hoàn toàn có khả năng bị âm nếu số nợ phải trả quá lớn.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Vốn tự có của doanh nghiệp là gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM