Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

by Hủng Phong

Ngày 12 tháng 03 năm 2018 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2018 thay thế  cho Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

1. Đối tượng áp dụng

  • Cá nhân tổ chức trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
  • Hộ kinh doanh, tổ hợp tác vi phạm thì bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
  • Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao
  • Tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
  • Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán
  • Các tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa ở Việt nam

2. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Đối với hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức  khi vi phạm sẽ phải chịu xử phạt một trong hai hình thức là phạt tiền hoặc cảnh cáo.

Đối với hình thức phạt bổ sung thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm thì có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt như sau:

  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 đến 06 tháng; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kế toán trong thời gian từ 01 đến 12 tháng
  • Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 đến 03 tháng
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính

3. Nội dung đáng chú ý

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán là 50.000.000 đồng đối với cá nhân (tăng 20.000.000 đồng) và 100.000.000 đồng đối với tổi chức ( tăng 40.000.000 đồng). Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Xem thêm: Dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán

Xử phạt vi phạm hành chính

4. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân trong lĩnh vực kế toán

*Phạt cảnh cáo

Thực hiện phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi cụ thể sau:

Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như: đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm từ 12 tháng trở lên so với thời hạn quy định; không sắp xếp tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ theo trình tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.

Vi phạm quy định về hồ sơ dự thi Chứng chỉ kế toán viên như: cá nhân thực hiện hành vi kê khai không đúng thực tế thông tin trong hồ sơ dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên.

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như: nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.

Vi phạm về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán như: 

  • Thông báo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi có thay đổi về một trong các nội dung quy định tại Điều 66 Luật kế toán; 
  • Nộp Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm của các kế toán viên hành nghề tại đơn vị mình cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định; 
  • Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề tại đơn vị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định; 
  • Nộp Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hàng năm chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định của Bộ Tài chính; 
  • Nộp Báo cáo tình hình hoạt động năm cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định; 
  • Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
  • Thông báo về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định; 
  • Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của kế toán viên hành nghề như:

  • Đối với kế toán viên hành nghề thực hiện thông báo hoặc báo cáo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi không còn làm việc tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; 
  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định; 
  • Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc vô hiệu; 
  • Tham gia làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà mình đăng ký hành nghề;
  • Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản; 
  • Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề.

Phạt tiền

*Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Mức phạt này áp dụng với các hành vi:

Vi phạm quy định về sổ kế toán như: 

  • Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày tháng năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữ các trang của sổ kế toán trên giấy; 
  • Sổ kế toán không ghi bằng bút mực( trừ trường hợp đơn vị chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp; Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử); 
  • Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.

Vi phạm quy định về kiểm kê tài sản như: 

  • không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định; 
  • không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán.

*Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Mức phạt này áp dụng đối với các hành vi:

Vi phạm quy định về chứng từ kế toán như: 

  • mẫu chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định; 
  • tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; 
  • ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ, mực phai màu, bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn; 
  • chứng từ thu tiền không tính theo từng liên.

Vi phạm quy định về sao chụp, niêm phong tài liệu kế toán như: 

  • không thành lập Hội đồng
  • không lập “Biên bản để xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được” theo quy định.

Vi phạm quy định về kiểm tra kế toán như: 

  • cung cấp không đầy đủ cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra; 
  • thực hiện không đầy đủ kết luận của đoàn kiểm tra.

*Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với các hành vi:

Vi phạm quy định về tài khoản kế toán như: thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận.

Vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính như: 

  • lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định; 
  • báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

Vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán như: 

  • thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình;
  • không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo thời hạn quy định; không tổ chức bàn giao công tác kế toán khi có thay đổi về người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán;
  • không thông báo theo quy định khi thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.

Vi phạm quy định về hồ sơ dự thi Chứng chỉ kế toán viên như: xác nhận không đúng thực tế về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên.

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên như: 

  • Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kế toán viên; 
  • Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.

Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như: xác nhận không đúng thực tế các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như: 

  • nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định; 
  • sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã hết hiệu lực hoặc không còn giá trị để thực hiện các hoạt động dịch vụ kế toán.

Vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán như: xác nhận không đúng thực tế các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Vi phạm về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán như: 

  • Thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi có thay đổi về một trong các nội dung quy định tại Điều 66 Luật kế toán; 
  • Nộp Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm của các kế toán viên hành nghề tại đơn vị mình cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định; 
  • Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề tại đơn vị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định; 
  • Nộp Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính hàng năm chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định; 
  • Nộp Báo cáo tình hình hoạt động năm cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định; 
  • Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán; 
  • Thông báo về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
  • Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của kế toán viên hành nghề đối với kế toán viên hành nghề thông báo cho Bộ Tài chính chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định khi: 

  • Không còn làm việc tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; 
  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định; 
  • Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị vô hiệu; 
  • Tham gia làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà mình đăng ký hành nghề;
  • Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản;
  • Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề.

*Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng với các hành vi:

Vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán như: áp dụng sai quy định về chữ viết, chữ số trong kế toán , về đơn vị tiền tệ trong kế toán, về kỳ kế toán, chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như: 

  • hành nghề dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán; 
  • tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị; 
  • không nộp trả lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định.

Vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán như: kê khai không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán như: giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm, khả năng và điều kiện cung cấp dịch vụ của kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.

Vi phạm về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán như: 

  • Không thông báo cho Bộ Tài chính khi có thay đổi về một trong các nội dung quy định tại Điều 66 Luật kế toán;
  • Không nộp Báo cáo tổng hợp tình hình duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm của các kế toán viên hành nghề tại đơn vị mình cho Bộ Tài chính theo quy định; 
  • Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề tại đơn vị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định; 
  • Không nộp Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính hàng năm theo quy định; 
  • Không nộp Báo cáo tình hình hoạt động năm cho Bộ Tài chính theo quy định; Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính theo quy định khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán; 
  • Không thông báo về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định; Không báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính theo quy định.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của kế toán viên hành nghề đối với kế toán viên hành nghề không thông báo, báo cáo theo quy định cho Bộ Tài chính khi: 

  • Không còn làm việc tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;  
  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định; 
  • Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc bị vô hiệu; 
  • Tham gia làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà mình đăng ký hành nghề; 
  • Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản; 
  • Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề.

* Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng với các hành vi:

Vi phạm quy định về hồ sơ dự thi Chứng chỉ kế toán viên như: sửa chữa, giả mạo, khai man về bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu khác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kế toán viên.

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên như hành vi giả mạo Chứng chỉ kế toán viên.

Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như: giả mạo, khai man về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận

Vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toánđăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như: gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán như: thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật khi cung cấp dịch vụ kế toán.

* Phạt bổ sung đối với các hành vi:

Vi phạm quy định về hồ sơ dự thi Chứng chỉ kế toán viên như: Khoản 4 điều 24

5. Mức phạt tiền đối với cá nhân trong lĩnh vực kiểm toán độc lập

* Phạt cảnh cáo

Vi phạm quy định về thi chứng chỉ và cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, vi phạm quy định về hồ sơ dự thi Chứng chỉ kiểm toán viên như sau: kê khai không đúng thực tế thông tin trong hồ sơ dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của kiểm toán viên hành nghề thực hiện thông báo, báo cáo cho Bộ Tài chính chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định khi: 

Không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; 

  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định; 
  • Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
  • Bắt đầu hoặc tạm ngừng tham gia với tư cách cá nhân làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (phó giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài doanh nghiệp kiểm toán hoặc khi có thanh đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó; 
  • Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu; 
  • Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán của mình.

*Phạt tiền

*Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với các hành vi:

Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên như: 

  • Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kiểm toán viên;
  • Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề kiểm toán hoặc đăng ký hành nghề kiểm toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.

Vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán như: Ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định hoặc trước ngày ký báo cáo tài chính được kiểm toán.

Vi phạm quy định về tính độc lập như: hành vi đã thực hiện kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng nay giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị có lợi ích công chúng đó mà thời gian kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán đến ngày giữ các chức vụ này dưới mười hai tháng.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của kiểm toán viên hành nghề thông báo, báo cáo chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định cho Bộ Tài chính khi:

  • Không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; 
  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định;
  •  Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị; 
  • Bắt đầu hoặc tạm ngừng tham gia với tư cách cá nhân làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (phó giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài doanh nghiệp kiểm toán hoặc khi có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó; 
  • Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
  • Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán của mình.

*Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với các hành vi:

Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên như: kê khai không đúng thực tế trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán như: Ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề hoặc quá ba năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán.

Vi phạm quy định về tính độc lập như: thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quá 4 năm tài chính liên tục.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ thông báo, báo cáo của kiểm toán viên hành nghề không thông báo, báo cáo theo quy định cho Bộ Tài chính khi: 

  • Không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; 
  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn đảm bảo là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định; 
  • Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị; 
  • Bắt đầu hoặc tạm ngừng tham gia với tư cách cá nhân làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (phó giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác ngoài doanh nghiệp kiểm toán hoặc khi có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó; 
  • Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu; 
  • Có yêu cầu của Bộ Tài chính về việc cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán của mình

*Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Mức phạt này áp dụng đối với các hành vi:

Vi phạm quy định về hồ sơ dự thi Chứng chỉ kiểm toán viên như: sửa chữa, giả mạo, khai man về bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu khác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên.

Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên như: giả mạo, khai man về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Vi phạm quy định về thực hiện dịch vụ kiểm toán hoặc soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng như: đối với kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán, kỳ báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng khi chưa được chấp thuận của Bộ Tài chính hoặc khi bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận.

Trên đây là quy định về các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Các vướng mắc liên quan hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Luật Đại Nam vui lòng liên hệ:

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488                                                                

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488                                                                                     

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

  1. Các dịch vụ kế toán thuế phổ biến cho các doanh nghiệp
  2. Kế toán thuế trọn gói cho công ty xây dựng
  3. Dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp trọn gói
  4. Các thủ tục thuế cho công ty mới thành lập

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488