Phát hành trái phiếu là một hình thức huy động nguồn vốn của doanh nghiệp. Vậy trái phiếu doanh nghiệp là gì? Trái phiếu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư mua chúng? Hãy để Luật Đại Nam giải đáp thắc mắc ấy của bạn qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh ngiệp 2020.
- Luật chứng khoán 2019.
- Nghị định 163/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 80/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 09/07/2020.
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. (khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019)
Như vậy, trái phiếu doanh nghiệp sẽ là một loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu nó đối với một phần nợ do doanh nghiệp đó phát hành. Nói một cách dễ hiểu hơn thì: trái phiếu doanh nghiệp như một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, sẽ là một cách thức nhằm chứng nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp phát hành phải trả cho người sở hữu đối với một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định với mức lợi tức cụ thể không trái quy định của pháp luật.
Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Dựa vào Điều 6 Nghị định 163/2020/NĐ-CP ta hiểu trái phiếu của doanh nghiệp sẽ bao gồm các đặc điểm sau:
– Trái phiếu doanh nghiệp sẽ có kỳ hạn do doanh nghiệp phát hành quyết định. Việc phát ành sẽ phụ thuộc và căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường thực tế.
– Doanh nghiệp phát hành sẽ quyết định khối lượng phát hành đối với từng đợt căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động của thị trường trong từng thời kỳ.
– Đối với đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu:
+ Nếu trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước thì sẽ được phát hành bằng đồng Việt Nam.
+ Nếu trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thì sẽ thực hiện phát hành theo quy định tại thị trường dự định phát hành.
+ Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu phải đảm bảo cùng loại với đồng tiền phát hành.
– Mệnh giá của trái phiếu:
+ Tại thị trường trong nước, mệnh giá sẽ là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
+ Tại thị trường quốc tế, mệnh giá của trái phiếu sẽ được phát hành theo quy định của thị trường đó.
– Hình thức trái phiếu:
+ Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
+ Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.
+ Về lãi suất danh nghĩa trái phiếu: Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
– Loại hình trái phiếu:
+ Bao gồm trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu chuyển đổi.
+ Trái phiếu không chuyển đổi được hiểu là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.
+ Trái phiếu chuyển đổi sẽ được hiểu là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền.
+ Về giao dịch trái phiếu: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị hạn chế giao dịch trong phạm vi 100 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.
Trừ trường hợp có quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian trên, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư nếu không có quyết định khác của doanh nghiệp phát hành.
+ Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu sẽ do doanh nghiệp phát hành quyết định dựa theo nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành, được công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành trái phiếu.
Đối tượng được phát hành trái phiếu
Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì sẽ có 3 loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu. Cụ thể:
– Theo khoản 4 Điều 46 Luật doanh nghiệp quy định: “4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”.
– Theo khoản 4 Điều 74 Luật doanh nghiệp quy định: “4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”
– Và tại khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp cũng ghi rõ: “3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”
Như vậy, ngoài 3 loại hình doanh nghiệp nêu trên thì các loại hình doanh nghiệp khác sẽ không được phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu không nằm trong quyền hạn loại hình doanh nghiệp đang hoạt động quý khách hàng cần có sự tìm hiểu kĩ lưỡng trong Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản luật khác có liên quan. Hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ cố vấn pháp lý hoặc dịch vụ luật sư để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.
Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề Trái phiếu doanh nghiệp là gì? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm: