Có rất nhiều lý do dẫn đến việc tư cách thành viên bị chấm dứt. Tuy nhiên, nhìn theo hướng khái quát nhất thì chấm dứt tư cách thành viên chính là việc thành viên đó sẽ không được phép tham gia vào các hoạt động của công ty, đồng thời sẽ không tiếp tục được hưởng các quyền lợi có liên quan nữa. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giải thích chi tiết về các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên công ty TNHH 2 thành viên. Mời quý bạn đọc tham khảo!
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020.
Tư cách thành viên là gì?
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì: tư cách thành viên chính là một thuật ngữ ám chỉ sự công nhận của phía doanh nghiệp đối với một cá nhân hoặc tổ chức nhất định về quyền và nghĩa vụ trong một số trường hợp cụ thể như: góp vốn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên,…
Vào thời điểm các chủ thể thành lập doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, thực hiện các thủ tục cần thiết tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Theo đó, khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đồng thời các thành viên trong công ty sẽ được cấp biên bản góp vốn và những thông tin về quá trình góp vốn của từng thành viên. Lúc này, tư cách thành viên sẽ được xem là phát sinh tạm thời.
Sự hình thành tư cách thành viên
Tư cách thành viên có thể được hình thành theo các cách sau:
- Thực hiện góp vốn vào công ty
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì khi một người hoặc góp vốn vào doanh nghiệp trong thời điểm thành lập hoặc quá trình hoạt động của công ty thì đều có thể sở hữu tư cách thành viên. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp quá thời hạn góp vốn theo quy định của pháp luật là 90 ngày mà tổ chức cá nhân vẫn chưa thực hiện góp vốn thì thành viên đó có thể bị xem như bị mất tư cách thành viên.
- Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên
Thành viên hoàn toàn có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho chủ thể khác ( có thể không phải là thành viên trong công ty) theo quy định của pháp luật hiện hành. Hành động pháp lý này sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận về giá chuyển nhượng.
Trong trường hợp thành viên của công ty không thể mua hết hoặc không muốn mua phần vốn góp đó thì trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm chào bán thì thành viên sẽ được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty với cùng một điều kiện. Khi chuyển nhượng thành công phần vốn góp thì người nhận chuyển nhượng sẽ nghiễm nhiên trở thành thành viên của công ty.
- Hưởng di sản thừa kế:
Cho đến thời điểm hiện tại hưởng di sản thừa kế là phần vốn góp của thành viên cũng là một trong những cách thức để người đó có tư cách thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên (theo quy định của pháp luật về thừa kế).
- Tặng cho tài sản là phần vốn góp:
Pháp luật Việt Nam hoàn toàn cho phép thành viên, chủ sở hữu công ty có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Lúc này, người được tặng cho tài sản là phần vốn góp của thành viên sẽ được trở thành thành viên của công ty dựa theo mối quan hệ huyết thống (trực hệ ba đời) hoặc được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên công ty.
- Trả nợ từ tài sản vốn góp của thành viên công ty:
Nếu người nhận được tài sản trả nợ là tài sản vốn góp, có mong muốn trở thành thành vên và được Hội đồng thành viên công ty đồng ý thì theo nguyên tắc họ sẽ trở thành thành viên và được công ty đó công nhận tư cách thành viên.
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên công ty TNHH 2 thành viên
Khi một cá nhân hoặc tổ chức bị chấm dứt tư cách thành viên đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của họ không còn được doanh nghiệp chấp thuận. Nói cách khác thì trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty thì thành viên bị chấm dứt tư cách sẽ không còn được tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện nữa,…
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên bao gồm:
– Chấm dứt tư cách thành viên vì lý do chủ quan, dựa theo ý chí và nguyện vọng của họ.
– Trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác.
– Chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp họ tiến hành chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
– Chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp phần vốn góp của mình đã cho chủ thể hoặc dùng tài sản vốn góp để trả nợ cho chủ thể khác.
– Chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp tổ chức bị phá sản hoặc giải thể.
Tư cách thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên còn bị chấm dứt nếu như Điều lệ công ty có quý định khai trừ thành viên, thu hồi tư cách thành viên khi vi phạm pháp luật hoặc có những hành động trái với điều lệ Công ty làm tổn hại đến lợi ích của chính công ty và cách thành viên khác.
Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên công ty TNHH 2 thành viên do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm: