Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?

Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?

by Đàm Như

Quy luật sinh lão bệnh tử không ai có thể tránh khỏi. Khi một cá nhân chết thì tài sản của họ theo quy định sẽ được chia thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể. Thế nhưng một câu hỏi đặt ra rằng liệu tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế hay không? Cùng Luật Đại Nam làm rõ vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Di sản thừa kế là gì?

Trước khi tìm hiểu tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế chúng ta cần làm rõ thế nào là di sản thừa kế.

Di sản thừa kế hay còn gọi tắt là di sản là một trong những thuật ngữ pháp lý rất quan trọng của chế định thừa kế. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì di sản là dnah từ dùng để chỉ tài sản thuộc sở hữu của người đã chết để lại.

Còn theo Từ điển Luật học giải thích: “Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai. Di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…”

Như vậy, di sản thừa kế có một số đặc điểm như sau:

  • Khái niệm di sản chỉ xuất hiện sau khi chủ sở hữu tài sản là cá nhân chết.
  • Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản riêng của người chết trong khối tài sản chung với người khác
  • Di sản được biểu hiện dưới tất cả các loại tài sản theo quy định của pháp luật như vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  • Ngoài ra di sản còn được hiểu bao gồm cả nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.

Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không?

Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di sản như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế?

Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế?

Theo quy định này thì di sản gồm các loại tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã chết mà trước khi chết họ chưa định đoạt hết sau khi chết được chuyển cho những người thừa kế. Khối di sản này có thể được dùng một phần để thờ cúng hoặc di tặng nếu người lập di chúc có định đoạt, phần còn lại được chia cho người thừa kế.

Tài sản riêng của người chét bao gồm các tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân và tài sản chung của vợ chồng đã thỏa thuận chia thì những tài sản đã chia đó thuộc quyef sơ rhuwux riêng của vợ hoặc chồng. Ngoài ra, di sản gồm phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, nếu người để lại thừa kế có quyền sở hữu chung theo phần hay sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế bao gồm nhiều loại tài sản, trong đó tài sản quan trọng là nhà ở, quyền sử dụng đất, thu nhập hợp pháp và các loại tài sản khác do pháp luật quy định. Khi chia di sản cần phải xem xét chế độ pháp lý của từng loại tài sản để phân chia phù hợp.

Mặt khác, theo quy định thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết bao gồm cả chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý theo quyết định của Tòa án nhân dân.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng tiền phúng viếng không phải là di sản thừa kế. Bởi vì tiền phúng viếng này là tài sản có được sau thời điểm mở thừa kế nên không phải là tài sản của người đã chết.

Thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế là bao nhiêu năm?

Thời hiệu thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

  1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
  2. a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  3. b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
  4. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  5. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hạn này mà không có người yêu cầu chia di sản thừa kế thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 623 nêu trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế để quý bạn đọc tham khảo. Như vậy, tiền phúng viếng không được xác định là di sản thừa kế. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488