Giải quyết tranh chấp lao động có những điểm mới gì ?

by Hồ Hoa

Giải quyết tranh chấp lao động có những điểm mới gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Giải quyết tranh chấp lao động có những điểm mới gì ?

Giải quyết tranh chấp lao động có những điểm mới gì ?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Lao động 2019

Tranh chấp lao động là gì?

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019:

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Những điểm mới về giải quyết tranh chấp lao động: 

Giải quyết tranh chấp lao động hiện nay đã được quy định cụ thể trong Bộ luật lao động năm 2019. Tuy nhiên vấn đề giải quyết tranh chấp lao động hiện nay đã có nhiều điều thay đổi so với những quy định trước đây, có thể kể đến một số điểm mới trong chế định giải quyết tranh chấp lao động như sau:

– Pháp luật đã bổ sung trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực lao động.

Căn cứ theo quy định tại Điều 181 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định, khi có yêu cầu thì các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực lao động trực thuộc Ủy ban nhân dân sẽ chính là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động của các bên có nhu cầu và các cơ quan này sẽ có trách nhiệm phân loại và hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động dựa trên chức năng và nhiệm vụ của mình. Đây được xem là quy định mới so với Bộ luật lao động năm 2012 trước đây. Theo đó thì có thể thấy, chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng trọng tài lao động trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật;

– Pháp luật đã quy định thêm về trách nhiệm của hòa giải viên lao động.

Đây được xem là quy định vô cùng quan trọng và phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Nếu như trước đây, những chủ thể được xác định là hòa giải viên lao động sẽ do cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện để cử để tham gia vào quá trình hòa giải tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật và tranh chấp về lao động đào tạo nghề, thì theo quy định của pháp luật hiện nay, những đối tượng được xác định là hòa giải viên lao động sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành hoạt động bổ nhiệm để thực hiện hoạt động hòa giải tranh chấp lao động, hòa giải tranh chấp về lao động đào tạo nghề, tiến hành những công việc cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của quan hệ lao động. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định cụ thể về tiêu chuẩn và trình tự bổ nhiệm, chế độ và điều kiện hoạt động cũng như quá trình quản lý đối với hòa giải viên lao động, thẩm quyền và thủ tục cử hòa giải viên lao động tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động;

– Pháp luật đã sửa đổi số lượng hội đồng trọng tài lao động.

Căn cứ theo quy định tại Điều 185 của Bộ luật lao động năm 2019 thì có thể thấy, chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra quyết định thành lập hội đồng trọng tài lao động, tiến hành hoạt động bổ nhiệm Chủ tịch và các trọng tài viên lao động của hội đồng trọng tài lao động đó. Nhiệm kỳ của hội đồng trọng tài lao động theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 05 năm. Bên cạnh đó còn có thể thấy, nếu số lượng thành viên của hội đồng trọng tài lao động là số lẻ và không quá 07 người căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012, thì cho đến Điều 185 của Bộ luật lao động năm 2019, số lượng trọng tài viên lao động của hội đồng trọng tài lao động sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là Chủ tịch vì ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và ít nhất được xác định là 15 người;

– Pháp luật hiện nay có sửa đổi về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 190 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Theo đó thì thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hoạt động hòa giải đối với tranh chấp lao động cá nhân được xác định là 06 tháng được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà các bên tranh chấp cho rằng mình có quyền lợi bị xâm phạm. Trong khi đó thì có thể thấy, thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân sẽ được xác định là 01 năm được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm mà các bên cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012. Như vậy thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật hiện nay đã được rút ngắn lại so với quy định trước đó;

– Pháp luật hiện nay đã có quy định bổ sung về trường hợp người lao động có quyền đình công.

Trước đây có thể thấy, Bộ luật lao động năm 20120 có quy định cụ thể về trường hợp người lao động có quyền đình công, và đây có thể được coi là thiếu sót của quy định pháp luật. Cho nên hiện nay Bộ luật lao động năm 2019 đã bổ sung trường hợp này. Theo đó thì những đối tượng được xác định là tổ chức người đại diện lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích sẽ có quyền tiến hành những thủ tục căn cứ theo quy định tại Điều 201 và Điều 202 của Bộ luật lao động năm 2019 để đình công trong những trường hợp như: Hòa giải không thành hoặc hết thời hiệu mà tài theo quy định của pháp luật mà hòa giải viên lao động vẫn không tiến hành thủ tục hòa giải, ban trọng tài lao động không được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc được thành lập tuy nhiên không ra quyết định hòa giải tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp đã không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của ban trọng tài lao động trên thực tế.

Như vậy có thể nói, pháp luật về lao động đang ngày càng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi cho các bên trong quan hệ lao động nói chung.

Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp lao động ở của Luật Đại Nam

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp;
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp;
  • Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Giải quyết tranh chấp lao động có những điểm mới gì ?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488