Kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định

Kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định

by Lê Vi

Quán ăn là loại hình dịch vụ được cung cấp phổ biến hiện nay. Để có thể kinh doanh hiệu quả, chủ kinh doanh cần phải nắm rõ các thông tin cần thiết ví dụ: mở quán ăn cần bao nhiêu vốn? Lựa chọn địa điểm kinh doanh như thế nào? Cách quản lý và vận hành quán ăn ra sao để hạn chế thất thoát?  Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ khách hàng về Kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định

Kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định

Kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 10 năm 2016 về lệ phí môn bài
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15 tháng 06 năm 2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; …

Mở quán ăn cần những giấy tờ gì?

Mở quán ăn theo mô hình hộ kinh doanh cá thể cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Mở quán ăn có cần đăng ký kinh doanh không?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

2.Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, ngoài các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, thu nhập thấp không cần đăng ký kinh doanh thì kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện và các hình thức kinh doanh khác đều phải đăng ký kinh doanh.

Trong khi đó, mở quán ăn là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm năm 2010:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

Do vậy, mở quán ăn cần phải đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh cá thể

Đối với kinh doanh cá thể cần có:

Về Hồ sơ

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh; nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Ngành, nghề kinh doanh;(ví dụ ngành nghề ăn uống có mã là 56)
  • Số vốn kinh doanh;
  • Họ, tên, số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.

Về Cơ quan có thẩm quyền cấp

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy là Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Về Thời hạn

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
  • Thủ tục xin giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định

Các loại thuế phải nộp khi mở quán ăn

Thuế môn bài

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau:

  • Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài 1000.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống được miễn thuế môn bài.

Thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (Đối với quán ăn thành lập doanh nghiệp)

Tương tự đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý: Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/1 năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Kinh nghiệm mở quán ăn theo quy định. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488