Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vậy cổ phần bao gồm những loại nào và sự khác nhau giữa các loại cổ phần ra sao? Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin cho bạn về So sánh cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
Cổ phần là gì?
Hiện nay, công ty cổ phần được xem là một trong những loại hình doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng và nhanh chóng bằng cách phát hành chứng khoán. Trong đó, phát hành cổ phiếu là hình thức huy động vốn thường xuyên được các công ty cổ phần sử dụng. Có thể nói, cổ phần hiện nay là một trong những vấn đề pháp lý cốt lõi và chủ yếu của công ty cổ phần.
Trong Luật doanh nghiệp năm 2020, không có định nghĩa chính xác cổ phần là gì. Tuy nhiên cổ phần được quy định rõ nhất trong phần vốn điều lệ của công ty cổ phần. Theo đó:
“Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”
Căn cứ vào quy định trên, ta có thể hiểu cổ phần chính là đơn vị nhỏ nhất được chia từ vốn điều lệ. Những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần gọi là các cổ đông. Trong đó:
– Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần.
– Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không.
Có bao nhiêu loại cổ phần?
Hiện nay, cổ phần của công ty cổ phần có thể tồn tại dưới hai loại là: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Là chủ sở hữu của công ty cổ phần nên họ có quyền quyết định những vấn đề rất quan trọng liên quan đến công ty cổ phần.
Cổ phần phổ thông được phân chia dựa trên vốn điều lệ của công ty, các cổ đông sở hữu loại cổ phần này được quyền chuyển nhượng, có quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội đồng cổ đông và hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh, số lượng phiếu họ nắm giữ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty.
Cổ phần ưu đãi được coi là loại cổ phần đặc biệt trong công ty cổ phần, tương ứng với các cổ phần đặc biệt này, cổ đông ưu đãi sẽ nhận được một số quyền nhất định trong quá trình quản lý hoạt động của công ty cổ phần.
Điểm giống nhau cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi
Đều là đơn vị biểu hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty, là căn cứ pháp lý xác lập tư cách thành viên của công ty, bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty.
Có hiệu lực tuyệt đối, người nắm giữ cổ phần có đầy đủ quyền năng và duy nhất, trực tiếp thực hiện quyền của mình đối với công ty. Từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các cổ đông.
Được xác định mệnh giá do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu
Phân biệt cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi
Về tính bắt buộc:
- Cổ phần phổ thông: bắt buộc phải có của công ty cổ phần;
- Cổ phần ưu đãi: công ty cổ phần không bắt buộc phải phát hành cổ phần ưu đãi.
Về cổ tức:
- Cổ phần phổ thông: cổ tức không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và được hưởng sau khi chi trả cho cổ phiếu ưu đãi.
- Cổ phần ưu đãi: cổ tức ổn định qua các năm và được chi trả với tỷ lệ cao hơn cổ phần phổ thông.
Về quyền biểu quyết:
- Cổ phần phổ thông: cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết theo số lượng cổ phần nắm giữ của cổ đông;
- Cổ phần ưu đãi: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông. Ngược lại, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết.
Về khả năng chuyển đổi:
- Cổ phần phổ thông: không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi;
- Cổ phần ưu đãi: có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Về khả năng chuyển nhượng:
- Cổ phần phổ thông: được tự do chuyển nhượng;
- Cổ phần ưu đãi: không được tự do chuyển nhượng.
Về khả năng thu hồi tài sản:
- Cổ phần phổ thông: người sở hữu cổ phần phổ thông là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý khi công ty bị phá sản;
- Cổ phần ưu đãi: Khi công ty bị phá sản, người sở hữu cổ phần ưu đãi nhận được tiền thanh lý tài sản trước cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông sau khi đã thanh toán hết nghĩa vụ tài chính.
Tuy nhiên cần lưu ý, cổ phần phổ thông của công ty cổ phần không được phép chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Nhưng theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông cổ phần ưu đãi có thể được phép chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: So sánh cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM