Thành lập công ty con và mở chi nhánh là 2 hình thức mở rộng kinh doanh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Trong thực tế, cả hai hình thức đều có thể thực hiện các chức năng như tham gia ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ, thực hiện hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
Công ty con là gì?
Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó.
Cụ thể là công ty con thuộc quản lý của công ty mẹ và được thành lập theo quy trình tương tự công ty mẹ.
Công ty con thường được công ty mẹ góp trên 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn nhưng vẫn cho phép công ty mẹ khống chế hợp pháp các hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh là gì?
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:
“1.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Ưu nhược điểm của công ty con
Ưu điểm của công ty con
Việc các doanh nghiệp đổ xô thành lập công ty con vì công ty con mang những ưu điểm sau:
- Việc mở chi nhánh con sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hơn ngành nghề kinh doanh mới mà mình mong muốn hướng đến mà không ảnh hướng tới công ty mẹ.
- Tạo thuận lợi trong việc hoạt động đa ngành nghề, dễ dàng trong việc quản lý thu chi lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh,…
- Một công ty con được thành lập sẽ là một cá thể hoạt động độc lập theo từng lĩnh vực riêng, Công ty mẹ sẽ là nguồn đầu tư tài chính, thiết bị, công nghệ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công ty còn hoạt động, thu được hiệu quả cao với những lĩnh vực chuyên môn.
- Một công ty mẹ có thể lập ra nhiều công ty con, và nếu các công ty con đó cùng chuyên về một lĩnh vực sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho công ty tổng.
Nhược điểm của công ty con
- Về trách nhiệm của chủ sở hữu: Chủ sở hữu công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
- Về nghĩa vụ nộp thuế: Công ty con không được chuyển lợi nhuận trước thuế cho công ty mẹ mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở công ty.
Ưu nhược điểm của chi nhánh
Ưu điểm của chi nhánh
- Việc mở chi nhánh ở nhiều địa điểm sẽ tăng độ nhận diện, thu hút khách hàng hiệu quả hơn dẫn đến tăng doanh thu, lợi nhuận, uy tín và độ nhận cũng ngày một tăng cao.
- Việc mở nhiều chi nhánh sẽ giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro về tài chính và có thể nhận được sự hỗ trợ từ những chi nhánh khác.
Tùy vào nhu cầu, sở thích của khách hàng từng khu vực, người quản lý có thể linh hoạt điều chỉnh định hướng kinh doanh cho phù hợp từng chi nhánh.
Nhược điểm của chi nhánh
- Về ngân sách tài chính: Tài chính của chi nhánh phải phụ thuộc vào doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh tài chính từ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Về quyền đại diện: Chi nhánh chỉ được đại diện khi có sự ủy quyền từ tổng công ty và phải tuân thủ đúng các điều kiện cũng như quy trình pháp lý của nhà nước. Người đại diện hợp pháp cho công ty có quyền điều phối, giải quyết toàn bộ vấn đề phát sinh ở chi nhánh và các vấn đề cần đại diện
- Về trách nhiệm của chủ sở hữu: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi giải thể, phá sản.
Nên mở công ty con hay chi nhánh?
Về cơ bản
Cả chi nhánh và công ty con đều có khả năng thực hiện các chức năng kinh doanh như tham gia ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có thể thực hiện các hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên.
Ngoài ra, dù được thành lập theo hình thức nào thì chi nhánh hay công ty con cũng đều phải chịu các loại thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các loại thuế theo hoạt động của từng đơn vị.
Do đó, việc nên thành lập công ty con hay chi nhánh sẽ tùy theo mục đích của từng chủ thể.
- Chi nhánh bản chất là đơn vị thuộc công ty và chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh.
- Còn công ty con là có sự góp vốn đầu tư của công ty mẹ. Công ty mẹ có thể đầu tư 100% vốn hoặc có thể hợp tác với cá nhân, tổ chức khác để mở công ty (Công ty mẹ luôn chiếm 50% vốn trở lên), và công ty con hoàn toàn có thể đăng ký ngành nghề giống công ty mẹ hoặc khác công ty mẹ đều được.
Kết luận
Việc thành lập chi nhánh công ty phù hợp với các doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh.
- Chi nhánh công ty có thể vừa là địa điểm kinh doanh vừa là văn phòng đại diện có thể thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền.
- Nếu công ty bạn muốn mở rộng kinh doanh sang những tỉnh thành phố khác thì thành lập chi nhánh là phù hợp nhất.
Để quyết định nên thành lập công ty con hay chi nhánh, doanh nghiệp cần xem xét nhiều góc độ, yếu tố, hoàn cảnh khác nhau để có lựa chọn phù hợp nhất.
Như vậy, để mở rộng phạm vi kinh doanh, công ty có thể lựa chọn thành lập công ty con hoặc chi nhánh. Tùy thuộc vào mục đích, tầm nhìn và phương hướng của công ty để có quyết định phù hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nên thành lập công ty con hay chi nhánh? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì