Hướng dẫn thành lập công ty xuất khẩu lao động

Hướng dẫn thành lập công ty xuất khẩu lao động

by Lê Vi

Với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và và Việt Nam nói riêng thì việc đưa người lao động đi làm việc ở các nước khác dần trở nên phổ biến. Việc đưa người lao động qua làm việc ở nước ngoài có thể theo nhiều phương diện như du học, bảo lãnh hay xuất khẩu lao động. Việc người lao động làm việc tại nước ngoài đem lại nguồn thu nhập cao, số lượng người có nhu cầu làm việc tại nước ngoài cũng tăng theo. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Hướng dẫn thành lập công ty xuất khẩu lao động

Hướng dẫn thành lập công ty xuất khẩu lao động

Hướng dẫn thành lập công ty xuất khẩu lao động

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
  • Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006;
  • Luật việc làm năm 2013;
  • Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
  • Thông tư 21/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
  • Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
  • Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Công ty xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào?

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.

Theo đó; công ty xuất khẩu lao động chính là doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của Luật doanh nghiệp; được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nguồn lao động hay nói cách khác công ty xuất khẩu lao động là doanh nghiệp hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn; phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.

Điều kiện thành lập Công ty xuất khẩu lao động

Điều kiện về chủ thể

Điều kiện về chủ sở hữu: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020; tổ chức cá nhân thành lập công ty xuất khẩu lao động phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia công ty.

Đối với công ty xuất khẩu lao động; thì người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên; có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

Điều kiện về ngành nghề đăng ký

Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây; thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

  • Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
  • Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên; có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  • Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Điều kiện về vốn điều lệ

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng. Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Điều kiện về người đại diện pháp luật

Căn cứ Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Yêu cầu trình độ từ đại học trở lên.
  • Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.
  • Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích, tội quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng; tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Điều kiện khác

Ngoài ra; để thành lập Công ty xuất khẩu lao động chủ thể có nhu cầu còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác như:

  • Tên công ty: tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã đăng ký; sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa; đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc,…
  • Trụ sở chính: Địa chỉ trụ sở chính phải được đăng ký trong giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác; rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Con dấu: Con dấu rất quan trọng với mọi công ty. Nó thể hiện ý chí của công ty đó trong mọi giao dịch. Do vậy; khi thành lập công ty xuất khẩu lao động cũng phải tuân thủ các quy định về kích thước; kiểu dáng của con dấu sao cho phù hợp với quy định của pháp luật cũng như tạo ra sự đồng nhất và thuận tiện.

Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động

Giấy tờ hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động bạn phải chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên/cổ đông của công ty (khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần).
  • Bản sao chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu đối với thành viên, cổ đông công ty xuất khẩu lao động là cá nhân, bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập đối với thành viên công ty là tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động (nếu có).

Thủ tục mở công ty xuất khẩu lao động

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty xuất khẩu lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các văn bản giấy tờ như trên đã được các thành viên/cổ đông công ty ký, đóng dấu hợp lệ vào hồ sơ.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu

Người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu lao động hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở.

  • Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thành lập công  ty xuất khẩu lao động. Trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Công ty xuất khẩu lao động sửa đổi, bổ sung  hồ sơ theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư và nộp lại hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thành lập công  ty xuất khẩu lao động. Trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động đã hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty xuất khẩu lao động.

Bước 3: Các công việc phải thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện những công việc sau:

  • Treo bảng hiệu công ty;
  • Khắc con dấu công ty;
  • Góp vốn vào công ty;
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số online (Token) để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến;
  • Thông báo phát hành hóa đơn GTGT;
  • Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.

Doanh nghiệp có yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Lệ phí mở công ty xuất khẩu lao động

  • Mức lệ phí đăng ký kinh doanh mới nhất đã được cập nhật tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 50.000 đồng. Phí công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp, mức lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
  • Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp, mức chi phí khắc dấu doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đang giao động trong khoảng 450.000 – 500.000 đồng tùy thuộc vào loại dấu và đơn vị cung cấp.
  • Phí mua chữ ký số (Token), Token có thể được mua tại các đơn vị cung cấp uy tín như Viettel, FPT-CA, NC-CA,… Mức chi phí mua Token hiện tại đang giao động trong khoảng từ 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng tùy thuộc vào thời hạn của Token.
  • Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng, Việc mở tài khoản là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, để duy trì tài khoản, chủ doanh nghiệp phải trả thêm một mức phí duy trì tài khoản, khoảng 1.000.000 đồng.

Lệ phí môn bài, căn cứ các văn bản quy định về lệ phí môn bài còn hiệu lực gồm: Thông tư 302/2016/TT-BTC, nghị định 139/2016/NĐ-CP, nghị định 22/2020/NĐ-CP và mới nhất là thông tư 65/2020/TT-BTC ngày 09/07/2020. Mức lệ phí môn bài được niêm yết cụ thể tương ứng theo năm:

  • Trên 10 tỷ đồng ~ 3.000.000 đồng/năm
  • Từ 10 tỷ đồng trở xuống ~ 2.000.000 đồng/năm

Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn Giá trị gia tăng, hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử như MISA, Easy Invoice,… Chi phí hóa đơn điện tử dao động từ 860.000 – 3.000.000 đồng tùy thuộc vào số lượng hóa đơn đăng ký và không giới hạn thời gian sử dụng.

Thời gian thành lập công ty xuất khẩu lao động là bao lâu?

Như đã phân tích ở trên, thời gian được tính từ khi nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định.

Thời gian xin cấp giấy phép thành lập công ty từ 03 – 07 ngày bao gồm thời gian làm hồ sơ và xin giấy phép đăng ký thành lập công ty. Thời gian xin giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động là 30 ngày.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn thành lập công ty xuất khẩu lao động. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488