Hướng dẫn tra cứu các lần thay đổi đăng ký kinh doanh

Hướng dẫn tra cứu các lần thay đổi đăng ký kinh doanh

by Lê Vi

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể có nhiều vấn đề cần thay đổi. Trong đó có các vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh. Vậy khi muốn kiểm tra lại những thay đổi của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh thì cần thức hiện như thế nào? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Hướng dẫn tra cứu các lần thay đổi đăng ký kinh doanh

Hướng dẫn tra cứu các lần thay đổi đăng ký kinh doanh

Hướng dẫn tra cứu các lần thay đổi đăng ký kinh doanh

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021 ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

 Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là việc các chủ thể được phép hoạt động kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký hoạt động đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép cho hoạt động kinh doanh của mình theo quy định pháp luật (một cách hợp pháp). Hay nói cách khác đăn ký kinh doanh là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

Như vậy, thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nhà nước thể hiện vai trò quản lý nhà nước của mình.

Đặc điểm của kinh doanh

  • Trao đổi hàng hóa và dịch vụ: Tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ đổi lấy tiền hoặc giá trị của tiền
  • Giao dịch trong nhiều giao dịch: Trong kinh doanh, việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ là một hoạt động diễn ra thường xuyên. Một sản phẩm / dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
  • Lợi nhuận là mục tiêu chính: Việc kinh doanh được thực hiện với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận chính là phần thưởng cho các dịch vụ của một doanh nhân.
  • Kỹ năng kinh doanh để thành công: Bất cứ ai muốn trở thành một doanh nhân giỏi đều cần phải có những phẩm chất và kỹ năng kinh doanh tốt để có thể điều hành doanh nghiệp.
  • Rủi ro và sự không chắc chắn: Kinh doanh phải chịu rủi ro và sự không chắc chắn. Một số rủi ro, chẳng hạn như mất mát do hỏa hoạn và trộm cắp có thể được bảo vệ bằng bảo hiểm. Người mua và người bán: Mỗi giao dịch kinh doanh đều có tổi thiếu một bên mua và một bên bán.
  • Kết nối với sản xuất: Hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong trường hợp này, nó được gọi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể là chính hoặc phụ.
  • Tiếp thị và phân phối hàng hóa: Hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị hoặc phân phối hàng hóa trong trường hợp đó được gọi là hoạt động thương mại.
  • Ưu đãi về hàng hóa và dịch vụ: Trong kinh doanh phải có giao dịch về hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa có thể chia thành 2 loại sau: Hàng tiêu dùng và Hàng hóa sản xuất
  • Đáp ứng mong muốn của con người: Doanh nhân là người đáp ứng mong muốn thỏa mãn mong muốn của con người thông qua việc tiến hành kinh doanh. Bằng cách sản xuất và cung cấp các mặt hàng khác nhau, các doanh nhân cố gắng thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng.
  • Nghĩa vụ xã hội: Doanh nhân hiện đại có ý thức về trách nhiệm xã hội của họ. Kinh doanh ngày nay là định hướng dịch vụ hơn là định hướng lợi nhuận.

Tra cứu thay đổi thông tin doanh nghiệp để làm gì?

Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp bắt buộc phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí công bố. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về:

  •  Ngành, nghề kinh doanh;
  •  Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Doanh nghiệp sẽ có 30 ngày để thực hiện thông báo công khai các thông tin về đăng ký doanh nghiệp cũng như những thay đổi nội dung đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy việc công bố công khai các thay đổi của doanh nghiệp là quy định bắt buộc của Luật nhằm đảm bảo minh bạch trong việc quản lý doanh nghiệp. Vậy việc thực hiện tra cứu thay đổi thông tin doanh nghiệp nhằm mục đích:

  • Doanh nghiệp có thể tự kiểm tra lại các thay đổi trong việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mình.
  • Các tổ chức, cá nhân quan tâm đến doanh nghiệp có thể tìm hiểu sự thay đổi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Cơ quan nhà nước có thể kiểm tra doanh nghiệp có trung thực trong việc đăng ký, công bố công khai các thông tin liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Hướng dẫn tra cứu các lần thay đổi đăng ký kinh doanh

Để có thể tra cứu lịch sử thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay chúng ta có thể thực hiện tra cứu trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp để truy cập Hệ thống bố cáo điện tử.

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia: http://bocaodientu.dkkd.gov.vn

Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp hoặc mã số thuế/mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi click vào nút “Tìm kiếm”

Bước 3: Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiện ra chứa tên doanh nghiệp cần tìm. Nếu tìm theo mã số thuế/mã số doanh nghiệp sẽ hiển thị kết quả chính xác doanh nghiệp cần tìm.

Ở bước này, tích chọn mục “BỐ CÁO ĐIỆN TỬ”. Sau đó màn hình hiển thị các thông tin doanh nghiệp và các loại nội dung thay đổi về đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Ấn tải file PDF để tải về và xem cụ thể các thay đổi của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hướng dẫn tra cứu các lần thay đổi đăng ký kinh doanh. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488