Thủ tục thành lập công ty kế toán như thế nào?

by Đào Quyết

Doanh nghiệp dịch vụ kế toán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực về kế toán. Có thể liệt kê một số công việc của doanh nghiệp dịch vụ kế toán bao gồm: Tiếp nhận kiểm tra, kiểm soát chứng từ kế toán; Làm các báo cáo nộp cho cơ quan thuế theo quy định, bao gồm các báo cáo tháng, quý, năm; Lập báo cáo thuế, báo cáo thống kê; Theo dõi thu – chi, công nợ, quỹ tiền mặt…

Việc xử lý các công việc này tại các doanh nghiệp dịch vụ kế toán rất nhanh chóng và chuyên nghiệp giải quyết được khá nhiều vấn đề cho các công ty vừa và nhỏ hoạt động mà chưa có kế toán nội bộ. Do đó, trên thị trường hiện nay các doanh nghiệp kế toán được thành lập và hoạt động có quy mô khá phổ biến. Tuy nhiên, với lĩnh vực kinh doanh này cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Nội Dung Chính

Để giúp mọi người có cái nhìn khái quát về vấn đề nêu trên, qua bài viết này Luật Đại Nam sẽ hướng dẫn các điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-ke-toan-nhu-the-nao-2

Nhận tư vấn miễn phí Luật Đại Nam

1.Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:

  1. a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  2. b) Công ty hợp danh;
  3. c) Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:

  1. a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  2. b) Công ty hợp danh;
  3. c) Doanh nghiệp tư nhân;

– Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây

  1. a) Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
  2. b) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;
  3. c) Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ.thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-ke-toan-nhu-the-nao-3

2.Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  2. b) Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
  3. c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
  4. d) Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.

2.2. Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  2. b) Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;
  3. c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

2.3. Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  2. b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;
  3. c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

2.4. Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
  2. b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh;
  3. c) Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
  4. d) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

2.5. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã bị thu hồi thì doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp, chi nhánh.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-ke-toan-nhu-the-nao-4

Nhận tư vấn miễn phí Luật Đại Nam

  1. Quy trình thành lập doanh nghiệp kế toán như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp dịch vụ kế toán có thể lựa chọn một số loại hình công ty. Cụ thể: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.

– Lựa chọn tên công ty và tiến hành tra cứu tên công ty để xác định được tên công ty của mình dự kiến đăng ký không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để tra cứu tên công ty bạn có thể truy cập vào website của “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

– Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty, đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Xác định mức vốn điều lệ của công ty

– Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty và xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật

– Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam

– Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp kế toán

Để thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên/cổ đông công ty (Phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn)

– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty

– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty

Bước 3: Ký và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi soạn xong chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty, thành viên/cổ đông/chủ sở hữu sẽ tiến hành ký các giấy tờ trong hồ sơ đã chuẩn bị ở bước 2 và tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính

Bước 4: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người nộp hồ sơ sẽ trực tiếp đến bộ phận một cửa xếp giấy hẹn và nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp

Cung cấp 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho công ty. Sau khi có con dấu sẽ tiến hành công bố mẫu dấu này.

Bước 6: Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

  1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán hình thức công ty TNHH 2 thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi:

  1. a) Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  2. b) Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
  3. c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
  4. d) Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.

5.Điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán hình thức công ty hợp danh

  1. a) Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  2. b) Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;
  3. c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

6.Điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán hình thức tư nhân

  1. a) Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
  2. b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;
  3. c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

Sau khi đáp ứng các điều kiện nêu trên doanh nghiệp dịch vụ kế toán tiếp tục lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Nếu từ chối cấp, Bộ sẽ trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

7.Thủ tục Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

  1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Có năng lực hành vi dân sự;
  3. b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
  4. c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
  5. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
  6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
  7. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
  8. a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
  9. b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  10. c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
  11. d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;

đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488