Thành lập công ty Shipper như thế nào?

by Đào Quyết

Ngày nay, khi nhu cầu của con người ngày càng gia tăng thì việc kinh doanh dịch vụ shipper giao nhận ngày càng nhiều. Theo đó, việc thành lập công ty shipper cũng đang rất được quan tâm và bạn cũng đang muốn tìm hiểu về việc mở công ty shipper cần chuẩn bị những gì, vậy thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Việc nở rộ của hình thức bán hàng qua mạng, chỉ cần ngồi một chỗ ấn nút là có ngay mọi thứ, kéo theo đó là nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày một tăng cao. Nhận thấy đây là cơ hội nhiều tiềm năng, rất nhiều nhà đầu tư trẻ đã nắm bắt kịp thời cơ hội này từ việc nhận vận chuyển những đơn hàng nhỏ lẻ cho tới mô hình thành lập công ty shipper chuyên nghiệp.

thanh-lap-cong-ty-shiper-nhu-the-nao-2

Nhận tư vấn miễn phí Luật Đại Nam

1.Thủ tục thành lập công ty shipper – Cần chuẩn bị những gì?

Để có thể thành lập doanh nghiệp hay công ty shipper hàng hóa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về vật chất lẫn tinh thần.

1.1. Lên ý tưởng kinh doanh

Trước hết, bạn cần lên ý tưởng và kế hoạch kinh doanh rõ ràng, kế hoạch này cần phải có tầm nhìn dài hạn vì lĩnh vực ship hàng có rất nhiều mảng để bạn lựa chọn và  phát triển kinh doanh như: giao nhận hàng hóa, đồ ăn, thư từ hoặc ký hợp đồng hợp tác với các cửa hàng, taxi, xe ôm,…Do vậy, cần lựa chọn và đưa ra ý tưởng kinh doanh hợp lý để có thể duy trì lâu dài công ty shipper của mình.

Sau khi đã có ý tưởng, cái bạn cần chuẩn bị đó là vốn để mở công ty, để thuê mặt bằng, trang thiết bị, thuê nhân viên, quảng cáo…

1.2. Địa chỉ công ty

Tiếp đó, bạn cần tìm địa chỉ đặt văn phòng để thành lập công ty shipper hợp lý, đó có thể là nơi có nhiều người qua lại và dễ dàng để xe tải vào giao nhận hàng hóa.

1.3. Xác định mã ngành nghề của công ty shipper?

Để mở công ty, bạn phải tiến hành lựa chọn và đăng ký các ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy mô và mục đích hoạt động của mình.Đối với trường hợp thành lập công ty shipper, bạn có thể chọn ngành chuyển phát cụ thể như sau:

Ngành nghề Chuyển phát (mã ngành 5320), bao gồm:

Nhận, phân loại, vận chuyển và phân phối (trong nước hoặc quốc tế) thư, bưu phẩm, bưu kiện của các doanh nghiệp không hoạt động theo giao ước dịch vụ chung. Hoạt động này có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức vận tải, có thể sử dụng phương tiện vận tải của doanh nghiệp hoặc các phương tiện vận tải công cộng;

Dịch vụ giao hàng tận nhà.

Phân phối và phân phát thư, bưu phẩm, bưu kiện.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam như thế nào?

thanh-lap-cong-ty-shiper-nhu-the-nao-3

1.4. Đặt tên công ty shipper

– Tên của công ty shipper có khá nhiều quy định cần tuân thủ như không được trùng lặp với công ty khác, không được gây nhầm lẫn, tên phải có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng.

– Tên riêng doanh nghiệp có thể viết tắt hoặc sử dụng tên tiếng anh nhưng phải đảm bảo là không giống những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó.

– Ngoài ra, cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hay sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc làm tên công ty.

1.5. Chọn người đại diện theo pháp luật của công ty

Doanh nghiệp phải chuẩn bị chọn một người phù hợp để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Đây là người có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, cần chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm.

Người đại diện của công ty shipper có thể là giám đốc, chủ tịch, người quản lý… Tuy nhiên phải đảm bảo là người đảm nhận vai trò này cần tuần tuân thủ tốt những quy định chung về người đại diện.

thanh-lap-cong-ty-shiper-nhu-the-nao-4

Nhận tư vấn miễn phí Luật Đại Nam

2. Thủ tục thành lập công ty shipper mới nhất 2022?

2.1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty giao hàng là thủ tục quan trọng cần chuẩn bị. Hồ sơ này gồm những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp (thành lập công ty shipper).

– Danh sách các cổ đông và thành viên sở hữu cổ phần và sẽ góp vốn vào công ty shipper.

– Điều lệ công ty shipper

– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân bản sao có công chứng đối với cá nhân và giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập… đối với tổ chức.

2.2. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp mang hồ sơ lên nộp cho Phòng Đk kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và đầu tư.

2.3. Xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thông thường, Sở Kế Hoạch và đầu tư sẽ xem xét và tiến hành cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp sau 3 – 6 ngày nếu hồ sơ đảm bảo hợp lệ.

3. Có được ủy quyền làm thủ tục thành lập công ty shipper?

Nếu bạn không có thời gian hoặc không am hiểu kiến thức pháp luật cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thì có thể ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý.

4. Lưu ý khi làm thủ tục thành lập công ty shipper mới nhất 2022?

Trường hợp ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty shipper, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay. Còn nếu ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký rơi vào những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đó hoặc phải xin giấy phép con thì mới có thể đi vào hoạt động.

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488