Trường hợp nào được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu?

Trường hợp nào được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu?

by Lê Vi

Hiện nay, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa diễn ra càng ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, việc xuất nhập khẩu còn có nhiều hạn chế về các phí và thuế xuất khẩu, nhập khẩu làm cho các doanh nghiệp cũng như ngươì tiêu dùng e ngại. Nhằm giảm bớt những cản trở và hạn chế do các khoản thuế gây ra, pháp luật quy định miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Trường hợp nào được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu?

Trường hợp nào được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu?

Trường hợp nào được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu?

Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Thông tư số 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
  • Thông tư số 06/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thế nào là miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế xuất khẩu?

Miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu là trường hợp các đối tượng nộp thuế đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định và không có nghĩa vụ nộp thuế.

Trường hợp nào được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu?

Những đối tượng và trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể từ Điều 5 đến Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Theo đó, các đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
  • Quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại;
  • Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới;
  • Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu;
  • Nguyên liệu, thuế giá trị gia tăng tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu;
  • Nguyên liệu, thuế giá trị gia tăng tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
  • Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu vực phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước;
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định;
  • Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ;
  • Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Giống cây trồng; giống thuế giá trị gia tăng nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực thuế giá trị gia tăng trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Nguyên liệu, thuế giá trị gia tăng tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;
  • Nguyên liệu, thuế giá trị gia tăng tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;
  • Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí;
  • Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu; Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, thuế giá trị gia tăng tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; Tàu biển xuất khẩu;
  • Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, thuế giá trị gia tăng tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền;
  • Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, thuế giá trị gia tăng tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm;
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường;
  • Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục;
  • Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, thuế giá trị gia tăng tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ;
  • Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được;
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.

Quy định về mã miễn thuế xuất nhập khẩu

Tại Công văn 561/TXNK-CST về việc vướng mắc khai báo mã biểu thuế, mã miễn thuế và hướng dẫn tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, quy định về mã miễn thuế xuất nhập khẩu như sau:

  • Người khai hải quan nhập số Danh mục miễn thuế tại chỉ tiêu “Số Danh mục miễn thuế nhập khẩu”, đồng thời nhập mã miễn thuế nhập khẩu tại chỉ tiêu “Mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu” trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế phải thông báo Danh mục miễn thuế trên hệ thống VNACCS;
  • Trường hợp không thuộc đối tượng thông báo Danh mục miễn thuế trên hệ thống VNACCS thì nhập mã miễn thuế nhập khẩu tại chỉ tiêu “Mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu” và không phải nhập vào chỉ tiêu “Số danh mục miễn thuế nhập khẩu”.
  • Người khai hải quan nhập mã Biểu thuế tương ứng loại thuế suất thuế nhập khẩu, tại chỉ tiêu “Mã biểu thuế nhập khẩu”, nhập mã B30 trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu; không nhập mã B30 trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu.
  • Bảng mã Biểu thuế nhập khẩu, bảng mã miễn, giảm, không chịu thuế được đăng tại website Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/

Hồ sơ, thủ tục miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu

Hồ sơ miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu

Theo khoản 4 Điều 80 Luật Quản lý thuế 2019, hồ sơ miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư 06/2021/TT-BTC. Hồ sơ miễn thuế (trừ hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng) bao gồm:

  • Hồ sơ miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thông quan là hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
  • Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, hồ sơ miễn thuế được thực hiện theo quy định từ Điều 5 đến Điều 19, Điều 21 đến Điều 29, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Hồ sơ miễn thuế quy định tại điểm a, điểm b khoản này, một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: Điều ước quốc tế: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị miễn thuế;
  • Danh mục chủng loại, định lượng hàng hóa được miễn thuế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với trường hợp điều ước quốc tế không quy định cụ thể định lượng, chủng loại miễn thuế: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị miễn thuế;
  • Hợp đồng ủy thác, hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, đấu thầu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị miễn thuế;
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được miễn thuế theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, khoản 3 Điều 25 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, khoản 23 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải, trong đó nêu rõ hàng hóa được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị miễn thuế;
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị miễn thuế.
  • Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được miễn thuế theo quy định tại điểm a khoản 11, điểm b khoản 15, điểm a khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
  • Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị miễn thuế.
  • Đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: Người khai hải quan xuất trình bản chính Giấy chứng minh thư biên giới hoặc Giấy thông hành biên giới hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật.

Thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu

Bước 1: Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.

Bước 2: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.

Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.

Bước 3: Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.

Trường hợp thông báo Danh mục bằng giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.

Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều chuyến để lắp ráp thành tổ hợp, thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổng hợp các tờ khai đã nhập khẩu và quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Trường hợp nào được miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488