Mỗi cá nhân được cấp duy nhất 1 mã số thuế cá nhân và nó được sử dụng với mục đích kê khai cho mọi khoản thu nhập. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá nhân phải đóng mã số thuế cá nhân. Ví dụ như bị mất năng lực hành vi dân sự, người nộp thuế qua đời, mất tích… Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Hướng dẫn thủ tục đóng mã số thuế cá nhân để bạn tham khảo.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP
- Luật Quản lý thuế
Thế nào là thuế thu nhập cá nhân?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Công dân được hưởng những thành quả của đất nước như cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự… thì đồng thời có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế.
Theo đó, thuế thu nhập cá nhân được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Vì là loại thuế trực thu nên người chịu thuế thường khó có thể chuyển gánh nặng về thuế cho người khác.
Nhà nước có thể sử dụng lọai thuế này để khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi thông qua biểu thuế. Nhà nước có thể khuyến khích người lao động làm thêm giờ, tăng thu nhập bằng cách đánh thuế nhẹ hoặc không đánh thuế lên khoản thu nhập tăng thêm do làm thêm giờ hoặc có thể khuyến khích nghỉ ngơi bằng cách đánh thuế nặng lên khoản thu nhập này.
Đóng mã số thuế cá nhân là gì?
Đóng mã số thuế cá nhân là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của 1 cá nhân tại cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Sử dụng mã số thuế cá nhân để làm gì?
Với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập của cá nhân. Do đó, mã số thuế cá nhân sử dụng để:
- Được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc;
- Được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%;
- Được giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo;
- Được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa;
- Được cung cấp các dịch vụ về thuế nhanh chóng, thuận tiện.
Thủ tục đóng mã số thuế cá nhân online như thế nào?
Để có thể thực hiện làm hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân online là cá nhân phải có tài khoản giao dịch thuế điện tử. Nếu chưa có các bạn có thể đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử với cá nhân đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử theo các bước được hướng dẫn tại Công văn 377/TCT-DNNCN ngày 05/02/2021.
Cụ thể các bước thực hiện đóng mã số thuế cá nhân online như sau:
Bước 1: Truy cập vào https://thuedientu.gdt.gov.vn/etaxnnt/EstablishSession?&fromOpName=corpJumpProc&fromStateName=initial&fromEventName=start&toOpName=corpIndexProc
Bước 2: Đăng nhập ID là mã số thuế và mật khẩu của người nộp thuế.
Bước 3: Chọn mục Đăng ký thuế. Sau đó bấm chọn Chấm dứt hiệu lực Mã số thuế.
Bước 4: Làm văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT và đính kèm các tài liệu tùy từng trường hợp.
Bước 5: Gửi hồ sơ bằng chữ ký số và chờ trả lời của cơ quan thuế.
Nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 105/2020/TT-BTC, các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi đóng mã số thuế gồm:
- Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế năm 2019 với cơ quan quản lý thuế;
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi đóng mã số thuế
Căn cứ khoản 1, điều 15, Thông tư 105/2020/TT-BTC, các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi đóng mã số thuế gồm:
Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;
Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Hướng dẫn thủ tục đóng mã số thuế cá nhân do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: