Cách tính thuế xuất khẩu nhôm thỏi

Cách tính thuế xuất khẩu nhôm thỏi

by Lê Vi

Hiện nay có rất nhiều cá nhân hoặc doanh nghiệp có ý định xuất khẩu nhôm thỏi nhưng vẫn chưa nắm rõ các quy định về thủ tục và thuế xuất khẩu nhôm thỏi như thế nào? Do đó, quá trình xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn và trở nên chậm trễ. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Cách tính thuế xuất khẩu nhôm thỏi

Cách tính thuế xuất khẩu nhôm thỏi

Cách tính thuế xuất khẩu nhôm thỏi

Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Nghị định số 122/2016/NĐ-CP nghị định quy định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu là gì?

  • Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.
  • Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Mã HS của nhôm thỏi

Nhôm thỏi là sản phẩm thuộc nhóm 7601, được gọi với tên tiếng anh là “ingot”. Nhôm thỏi được tạo nên từ quá trình điện phân hoặc công đoạn nấu chảy những phế liệu nhôm hay nhôm chưa gia công. Nhôm thỏi thường được đúc thành các thỏi đặc.

Điều này vừa đảm bảo cho quá trình sắp xếp và di chuyển dễ dàng, thuận lợi hơn. Để có thể hoàn thiện thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi, mọi người cần xác định được những vấn đề quan trọng như mã HS code.

  • Việc xác định mã HS code đã được quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC vào ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính.

Trong trường hợp, đơn vị không thể xác định được chính xác mã HS code của sản phẩm, công ty có thể tiến hành đề nghị được cấp mã HS code. .

Cục Hải quan sẽ tiến hành căn cứ vào sản phẩm thực tế mà doanh nghiệp nhập khẩu tại thời điểm hiện tại để xác định chính xác mã HS code của sản phẩm.

  • Căn cứ vào biểu mẫu thuế xuất khẩu ban hành cùng Nghị định số 122/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 1/9/2016, mặt hàng nhôm thỏi sẽ thuộc thuộc nhóm 7601.

Tuy nhiên, các loại nhôm trong nhóm này cũng khá đa dạng. Nếu có phát sinh bất kỳ vướng mắc nào, doanh nghiệp nhập khẩu có thể liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải Quan để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất.

Cách tính thuế xuất khẩu nhôm thỏi

Thuế xuất khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những loại hàng hóa được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam bao gồm cả trường hợp xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan. Theo đó, đối tượng chịu thuế là hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Với các thông tin trên, chúng ta có thể thấy nhôm thỏi là mặt hàng có mã code HS thuộc nhóm 7601 với mức thuế giá trị gia tăng là 10%. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc xuất khẩu nhôm thỏi tại một số nước sẽ được nhận ưu đãi về thuế.

Căn cứ vào phụ lục I, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 thì mặt hàng nhôm thỏi nằm trong nhóm 7601 – nhôm thỏi chưa gia công. Mặt hàng này cần phải đóng thuế xuất khẩu. Mức thuế xuất khẩu là 5%.

Chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất từ Việt nam vào Trung Quốc: C/O form E.

Chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất từ Việt nam vào Thái Lan, Malaysia, các nước ASEAN: C/O form D.

Thủ tục xuất khẩu nhôm thỏi

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo hướng dẫn của Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì hồ sơ hải quan cần chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu tại phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại hoặc loại giấy tờ nào đó có giá trị tương đương.
  • Hợp đồng thương mại liên quan đến xuất khẩu nhôm thỏi.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Vận đơn của hàng hóa.
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp cá nhân/tổ chức ủy quyền cho một bên thứ ba thực hiện thủ tục này).
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ nếu cao.
  • Hồ sơ chứng từ: Hồ sơ chứng từ doanh nghiệp cần chuẩn bị chủ yếu là hồ sơ hải quan với những loại chứng từ như đã hướng dẫn ở trên. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ thừa hơn thiếu để tránh trường hợp không đủ điều kiện thông quan.

Bước 2: Đăng ký, nộp tờ khai tại cơ quan Hải quan.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Chi cục Hải Quan sẽ kiểm tra các loại hồ sơ, chứng từ hải quan theo quy định. Trường hợp thủ tục xuất khẩu nhôm thỏi không đáp ứng điều kiện thì chi cục Hải Quan sẽ không cho phép thông quan. Cơ quan hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn phản hồi cụ thể.

Bước 4: Hải quan sẽ phân luồng tờ khai.

Bước 5: Thực hiện thông quan mặt hàng nhôm thỏi nếu đáp ứng các điều kiện quy định.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Cách tính thuế xuất khẩu nhôm thỏi. do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488