Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp vì một số lý do nhất định như thay đổi chiến lược kinh doanh, huy động vốn, thay đổi cơ cấu tổ chức,…cần có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Công ty cổ phần cũng không ngoại lệ. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Cổ phần phổ thông là gì?
Theo Khoản 1 Điều 114 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.”
Như vậy, Luật doanh nghiệp 2020 không quy định khái niệm cụ thể cổ phần phổ thông, nhưng có thể hiểu: Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, được phân chia dựa trên vốn điều lệ của công ty. Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Là chủ sở hữu của công ty cổ phần nên họ có quyền quyết định những vấn đề rất quan trọng liên quan đến công ty cổ phần.
Chuyển nhượng cổ phần là gì?
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Bản chất của cổ phần là vốn điều lệ trong công ty cổ phần hay nói khác đi, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (điểm a Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014).
Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần trong công ty từ cổ đông góp vốn cũ trong công ty cổ phần sang cổ đông mới khác, chuyển nhượng cổ phần chỉ được thực hiện trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014.
Quy định về chuyển nhượng cổ phần phổ thông
Các cổ phần phổ thông có thể được coi là nền tảng cơ bản về vốn của CTCP, tổng giá trị loại cổ phần này chiếm tỷ lệ chủ yếu trong công ty. Những người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ động phổ thông – họ là hiện thân về lợi ích của CTCP trên thương trường. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, một cổ phần phổ thông sẽ có một phiếu biểu quyết, như vậy mọi cổ đông phổ thông đều có quyền tham gia biểu quyết, quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty.
Một đặc trưng nữa của cổ phần phổ thông là quyền tự do chuyển nhượng của người sở hữu nó. Khi không còn nhu cầu đầu tư vào công ty, cổ động phổ thông có thể chuyển quyền sở hữu của mình đối với công ty cho người khác thông qua việc chuyển quyền sở hữu các cổ phần. Các điều kiện về chào bán, chuyển nhượng loại cổ phần này có thể do Điều lệ công ty quy định hoặc không quy định.
Trường hợp chuyển nhượng thông thường CTCP có thể trực tiếp bản cổ phần của mình cho người mua. Người muốn mua cổ phần của công ty có thể mua trực tiếp khi công ty chào bán cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng từ cổ đông khác. Như vậy, chuyển nhượng cổ phần thực chất là hoạt động mua bán cổ phần giữa cổ đông của công ty với người khác.
Đây là một loại giao dịch dựa trên sự thỏa thuận giữa cổ đông là người muốn bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình và người muốn mua cổ phần để trở thành cổ đông của công ty
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
Các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng trong nội bộ công ty
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Quyết định Đại hội đồng cổ đông;
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
- Cập nhật thông tin cổ đông mới nhận chuyển nhượng trong Sổ cổ đông công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần
Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).
Thuế chuyển nhượng cổ phần
Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, người chuyển nhượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần | x Thuế suất 0,1% |
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần
- Trường hợp cá nhân chuyển nhượng tự nộp hồ sơ: trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hơp đồng chuyển nhượng
- Trường hợp kê khai thông qua doanh nghiệp: thực hiện trước khi có GCN ĐKDN mới.
Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Quyết định Đại hội đồng cổ đông;
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
- Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).
Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề về Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Xem thêm:
- Mẫu giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
- Cổ phần là gì? Quy định về các loại cổ phần trong công ty cổ phần.
- Cổ đông có được rút toàn bộ cổ phần không?