Thay đổi trực tiếp người nuôi con sau li hôn căn cứ vào đâu?

by Nguyễn Thị Giang

Thay đổi người trực tiếp nuôi con là việc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một bên (vợ hoặc chồng) có quyền nuôi bây giờ yêu cầu đổi lại cho bên kia. Để trả lời được vấn đề Thay đổi trực tiếp người nuôi con sau li hôn căn cứ vào đâu? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Thay đổi trực tiếp người nuôi con sau li hôn căn cứ vào đâu?

Thay đổi trực tiếp người nuôi con sau li hôn căn cứ vào đâu?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015

Đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là thủ tục gì?

Về bản chất đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là thủ tục đề nghị tòa án nhân dân có thẩm quyền thay đổi quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi có các căn cứ pháp lý. Khi ly hôn, cho dù việc nuôi con là do hai vợ chồng thỏa thuận hay do tòa án ra phán quyết thì con cũng sẽ do một bên trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc. Tuy nhiên, không phải người còn lại vĩnh viễn không được quyền nuôi con cho đến khi con trưởng thành. Pháp luật vẫn cho họ có cơ hội được nuôi con bằng cách quy định về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Dù ở góc độ nào thì việc thay đổi hay không thay đổi quyền nuôi dưỡng con được căn cứ dựa trên quyền lợi của con, sự phù hợp về các điều kiện khác để nuôi dưỡng và căn cứ hợp pháp để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của bên yêu cầu.

Trình tự yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

 Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, trong trường hợp của cha, mẹ hoặc những người thân thích trong gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và hội liên hiệp phụ nữ có yêu cầu thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết thay đổi người trực tiếp có quyền nuôi con sau khi ly hôn để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.

Điều 84: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  • Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  • Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  •  Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  • Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
  • Người thân thích;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

     Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

     Do đó, hai bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc nếu như có căn cứ chứng minh việc vợ hoặc chồng không có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để chăm sóc, giáo dục con tốt thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền thay đổi người trực tiếp người có quyền nuôi con.

Làm thế nào để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

     Tòa án quyết định giao cho một bên nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần.

     Để giành được quyền nuôi con, bạn phải chứng minh được mình có khả năng mang lại cho con cuộc sống tốt hơn so với đối phương về mọi mặt gồm kinh tế, tinh thần, giáo dục. Một số yếu tố chính sẽ được Tòa án xem xét như:

  • Thu nhập hàng tháng của bạn: bạn cần chứng minh được thu nhập hàng tháng của mình là ổn định và có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính cho con phát triển lớn khôn.
  • Chỗ ở ổn định:  Bạn sẽ có lợi thế hơn khi cho con một nơi ở ổn định khi đối phương không thể.
  • Môi trường sống: Bạn sẽ có lợi thế hơn nếu chứng minh được môi trường sống của con khi ở cùng bạn sẽ tốt hơn vợ cũ của bạn. Bạn cần chỉ ra con được sống ở đâu, môi trường ở đó tốt như thế nào, bạn có thể dành cho con những tiện nghi như thế nào, việc học hành và di chuyển của con sẽ được đảm bảo ra sao.
  • Thời gian làm việc của bạn: Bạn sẽ có lợi thế hơn nếu bạn có thể dành cho con nhiều thời gian và sự chăm sóc hơn đối phương.
  •  Hành vi của bạn: Nếu bạn chỉ ra rằng hoạt động hàng ngày, lối sống của bạn lành mạnh có ảnh hưởng tới sự phát triển của con tốt hơn đối phương thì bạn sẽ có được lợi thế giành quyền nuôi con.

Theo quy định của pháp luật, bạn có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con từ vợ cũ của bạn sang cho bạn, tuy nhiên bạn phải chứng minh được một trong các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con

Như vậy, bạn nên chủ động liên lạc với vợ cũ của mình để hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con từ vợ bạn sang cho bạn. Việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, xuất phải từ lợi ích của con và được thể hiện bằng văn bản. Vì hiện tại vợ cũ của bạn đã kết hôn với người khác, còn bạn vẫn đang độc thân nên bạn hoàn toàn có thể phân tích và thỏa thuận với vợ cũ về vấn đề để bạn là người trực tiếp nuôi con, như vậy sẽ tốt hơn cho con của mình.

Thứ hai, trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt cho con.

Nghĩa là bạn phải chứng minh được vợ bạn không đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con của bạn, trong khi bạn có điều kiện để nuôi dạy con hơn. Ngoài ra bạn cần chứng minh được hiện tại bạn có chỗ ở ổn định, có công việc ổn định, có thu nhập, có mức lương cao, có khả năng chăm lo cho con tốt hơn vợ bạn.

Như vậy, trong trường hợp này của bạn, bạn nên làm đơn nộp tới Tòa án để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi bạn có căn cứ chứng minh được việc vợ bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Vì vậy, nếu con bạn đã trên 07 tuổi và cháu muốn ở cùng với bạn thì đây là một điều kiện thuận lợi để Tòa án cân nhắc về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con từ vợ cũ của bạn sang cho bạn.

  Nếu như bạn thực sự yêu thương con của mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con của mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Thẩm quyền giải quyết đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

     Theo quy định tại Điều 27, Điều 29, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn là vợ cũ của anh đang cư trú có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi người có quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

     Trong trường hợp không biết rõ địa chỉ cụ thể của vợ mình đang ở đâu hoặc vợ anh và gia đình vợ cố tình không cung cấp địa chỉ thì có thể nộp hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ cư trú cuối cùng mà anh biết hoặc tại nơi con đang sinh sống.

 Hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

    Hồ sơ khởi kiện về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn gồm những giấy tờ như sau:

  • Đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con ;
  • Bản án/Quyết định ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu, CMND (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp. Đây có thể là tổng hợp nhiều tài liệu nhằm chứng minh điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người yêu cầu, ý kiến mong muốn của con nếu con từ trên 07 tuổi, các tài liệu chứng minh về quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và các điều kiện sống, học tập của con ở thời điểm hiện tại.

Trình tự thực hiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

 Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ,Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

 Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

  •      Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
  •      Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Xử phạt vi phạm hành chính khi xâm phạm quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi ngăn cản, cấm việc chăm sóc, nuôi dưỡng con, cháu và vi phạm về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Và: Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
  • Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

     Kết luận: Theo quy định pháp luật, bạn chỉ có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi và chỉ khi có các căn cứ luật định. Khi thấy người đang trực tiếp nuôi con – vợ cũ của bạn không còn bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con và môi trường sống hiện tại sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm sinh lý của con, thì bạn có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. 

     Tuy nhiên, khi thực hiện yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, bạn cần lưu ý đến các điều kiện để có thể được Tòa án chấp thuận yêu cầu. Đồng thời, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu bên nào có sự ngăn cấm, ngăn cản bên còn lại thăm nuôi, chăm sóc con, cháu hoặc không thực hiện việc cấp dưỡng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thay đổi trực tiếp người nuôi con sau li hôn căn cứ vào đâu? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488