Thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là bao lâu?

by Hủng Phong

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là giấy tờ pháp lý quan trọng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Không chỉ là giấy tờ chứng minh cơ sở hoạt động đúng quy định của pháp luật mà còn là giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm mà cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vậy thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là bao lâu? Luật Đại Nam sẽ làm rõ hơn qua bài viết dưới đây.

thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP Nghị định số 115/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 124/2021/NĐ-CP

Thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là bao lâu?

Trước khi có Luật An toàn thực phẩm: Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 không quy định thời hạn hiệu lực Giấy Chứng nhận.

Khi Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đã quy định Giấy Chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 3 năm (Điều 37 Luật An toàn thực phẩm).

Do đó, đối với cơ sở được cấp Giấy Chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền của ngành y tế và UBND cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước đây có ghi thời hạn hoặc không ghi thời hạn trên Giấy Chứng nhận nhưng chưa đủ 3 năm kể từ ngày ký sẽ có hiệu lực cho đến hết thời hạn 3 năm kể từ ngày ký (Công văn số 3263/BYT-ATTP ngày 6/6/2013 của Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thời hạn cấp Giấy Chứng nhận trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm).

Vì vậy, Giấy Chứng nhận cơ sở được cấp từ năm 2009 đến năm 2019 đã hết hiệu lực và phải nộp lại hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận thực hiện theo Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật ATTP;

Bước 3. Trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

⇒Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

⇒Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Để xác định việc gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cần xác định thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là bao lâu?

  • Theo khoản 1 Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong 3 năm.
  • Điều kiện gia hạn Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 như sau: “Trước 06 tháng kể từ ngày hết hạn Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm năm 2010”.

Như vậy, thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 03 năm. Trước 06 tháng Khi hết thời hạn thì phải gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định nêu trên nếu muốn tiếp tục kinh doanh.

Gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào

Sau khi xác định rõ thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì Để xin gia hạn giấy phép VSATTP, các tổ chức, cá nhân cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định

Bước 2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc Sở Y tế có thẩm quyền cấp.

Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho cá nhân, tổ chức. Còn với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn để chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc Văn phòng Sở Y tế có thẩm quyền.

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC GIẤY PHÉP CON- LƯU THÔNG HÀNG HÓA

  • Công bố hợp quy sản phẩm
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở
  • Cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Giấy phép quảng cáo
  • Giấy phép kinh doanh hóa chất
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ- tin học
  • Giấy phép thành lập trường mầm non
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng khám
  • Giấy phép kinh doanh cho spa

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488