Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là đạo luật quy định chế độ thu thuế đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập. Bài viết này Luật Đại Nam sẽ phân tích luật thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 như sau:
Nội Dung Chính
Nội dung chính Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 được ban hành là một bước phát triển quan trọng trong việc thực hiện chính sách công bằng, hợp lí đối với nguồn thu ngân sách nhà nước từ thu nhập của các cơ sở kinh doanh. Luật gồm Lời nói đầu, 8 chương với 34 điều và có những nội dung cơ bản sau:
1) Quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng không thuộc diện nộp thuế; các nguyên tắc thu, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
2) Quy định các loại thu nhập chịu thuế, cách xác định thu nhập chịu thuế, các mức thuế suất thu thuế thu nhập doanh nghiệp;
3)Quy định về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
4) Quy định về khen thưởng, xử lí vi phạm; khiếu nại, thời hiệu giải quyết khiếu nại về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 đặt cơ sở pháp lí quan trọng cho việc chấm dứt sự phân biệt trong việc thu thuế thu nhập giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh tong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Qua 6 năm thi hành, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 đã được tổng kết, xem xét các mặt được và chưa được, thực tế cho thấy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 đã có nhiều vấn đề về kĩ thuật lập pháp, các chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cần được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản và xây dựng thành một Luật mới thay thế. Ngày 17.6.2003, Quốc hội Khóa XI kì họp thứ 3 đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2004.
Cơ cấu chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 1997
Thứ nhất, chủ thể thực hiện quyền thu thuế.
Trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, do là loại thuế nội địa và hoạt động tạo ra thu nhập của đối tượng nộp thuế khổng bị giới hạn bởi địa giới hành chính nên chủ thể được nhân danh Nhà nước thực hiện quyền thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đối tượng nộp thuế là cơ quan thuế các cấp. Đây là điểm khác biệt với quan hệ pháp luật thuế khác như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất…
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đổi với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
Tổ chức kinh doanh nước ngoài có cơ sờ thường ttú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
Tổ chức kinh doanh nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối vói thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này khôhg liên quan đến hoạt động của cơ sở thưởng trú;
Tổ chức kinh doanh nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng đỉều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầư, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác; đại lí cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền kí kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền kí kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trên đây là một số nội dung của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997, liên hệ Luật Đại Nam để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhất.
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Hồ sơ xin cấp giấy phép mạng xã hội