Thuế thu nhập doanh nghiệp có phải nộp theo quý ?

by Hồ Hoa

Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là khoản tiền thuế doanh nghiệp tạm đóng hàng tháng, hàng quý căn cứ vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề ” Thuế thu nhập doanh nghiệp có phải nộp theo quý ?” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Thuế thu nhập doanh nghiệp có phải nộp theo quý ?

Thuế thu nhập doanh nghiệp có phải nộp theo quý ?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi 2013
  • Luật quản lý thuế 2019
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  • Các văn bản pháp luật liên quan

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường…

Thuế TNDN là công cụ để điều chỉnh sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số ngành hàng hoặc một số loại hàng hoá.

Đây cũng là công cụ để điều chỉnh, phân phối lại thu nhập xã hội, giúp giảm bớt khoảng cách giàu nghèo bằng cách áp dụng các loại thuế có tính chất tiến (thu nhập cao đóng góp tỷ lệ cao hơn) hoặc các loại miễn giảm thuế cho các đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn.

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính

Căn cứ theo Điều 55, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về thời hạn nộp thuế, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu năm sau.
Mặt khác, theo Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được phép thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính như sau:
– Hàng quý, doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý để xác định số thuế TNDN tạm tính của quý đó.
– Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm đó.
– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thiếu so với số thuế tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền nộp chậm tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế TNDN quý 3 đến ngày nộp thuế còn thiếu thực tế.

Cách hạch toán thuế TNDN tạm tính hàng quý

Hàng quý, sau khi xác định số thuế TNDN tạm nộp theo quy định của Luật thuế TNDN, kế toán phải phản ánh số thuế TNDN tạm tính, hạch toán như sau:
– Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
– Có TK 3334 – Thuế TNDN.
Khi thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, kế toán ghi:
– Nợ TK 3334 – Thuế TNDN.
– Có TK: 111, 112,…
Cuối năm tài chính, dựa vào số thuế TNDN thực tế doanh nghiệp phải nộp theo Tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
– Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp (tức nộp thiếu), kế toán hạch toán.

  • Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành.
  • Có TK 3334 – Thuế TNDN.

– Khi đi nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách nhà nước, hạch toán:

  • Nợ TK 3334 – Thuế TNDN.
  • Có TK 111,112,…

– Trường hợp số thuế TNDN phải nộp thực tế nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp (tức là nộp thừa), kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 3334 – Thuế TNDN.
  • Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Cuối kỳ kế toán, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành:
– Trường hợp TK 8211 có số dư bên Nợ lớn hơn số dư bên Có thì số chênh lệch ghi:

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Trường hợp TK 8211 có số dư bên Nợ nhỏ hơn số dư bên Có thì hạch toán:

  • Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn cho Quý khách hàng Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính;
  • Hướng dẫn Quý khách hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ;
  • Thay mặt Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Đại diện Quý khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thuế thu nhập doanh nghiệp có phải nộp theo quý ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488