Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước. Chính vì vậy, rất nhiều công ty có trụ sở ở khắp các tỉnh/thành khác nhau trong cả nước đã mở văn phòng đại diện tại TP.HCM để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Văn phòng đại diện được sự ủy quyền của công ty trụ sở chính hoạt động tại địa phương khác nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin và hỗ trợ công ty chính trong vấn đề liên lạc và hoạt động nghiên cứu, kinh doanh.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Các văn bản pháp luật có liên quan khác
Điều kiện thành lập
Văn phòng đại diện được thành lập được coi như một đơn vị trung gian, hỗ trợ các vấn đề về liên lạc, giao dịch giữa các đối tác, thực hiện hoạt động nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, cung cấp các thông tin khác,…Và là đơn vị trực thuộc hợp pháp của công ty, doanh nghiệp, có chức năng thay mặt doanh nghiệp thực hiện các quyền và bảo vệ các lợi ích hợp pháp đó.
Các điều kiện khi tiến hành đăng ký thành lập như sau:
- Ngành nghề kinh doanh, tên, trụ sở của văn phòng đại diện đúng quy định và hợp pháp;
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo đúng và đủ các giấy tờ theo quy định;
- Tiến hành nộp phí và lệ phí đúng quy định.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ tục thành lập
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký
Nộp một bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo lập văn phòng đại diện;
- Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện. (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện. (Nếu người đứng đầu không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty)
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu;
- Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN của công ty mẹ;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
- 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số văn phòng đại diện.
Trong thời hạn 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
- Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
- Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục thành lập công ty tư vấn du học như thế nào?
- Thủ tục thành lập công ty tại Long An
- Thành lập công ty TNHH một thành viên năm 2022 như thế nào?