Hiện nay, các nhà đầu tư kinh doanh thường giao kết với các đối tác hợp đồng BCC vì BCC có những ưu điểm nhất định so với các loại hợp đồng khác. Vậy, hợp đồng BCC là gì? Ưu nhược điểm của hợp đồng BCC như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Hợp đồng BCC là gì?
Hợp đồng BBC (còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó các bên phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể của hợp đồng theo hình thức hợp đồng BBC là mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân. Tùy thuộc vào quy mô dự án, nhu cầu của nhà đầu tư mà không giới hạn số lượng chủ thể trong hợp đồng.
Hợp đồng BCC theo Luật Đầu tư là hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng BCC là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên để cùng nhau tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh chung và phân chia kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.
Hay hiểu khái quát hơn thì hợp đồng BCC là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau theo đó các bên cùng góp vốn, cùng quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư mà không thành lập nên pháp nhân mới.
Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư trực tiếp và được giao kết giữa các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong tiếng Anh là Business cooperation contract, viết tắt BCC.
Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có thể chia theo 2 dạng sau theo pháp luật về kế toán2:
- BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát : Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình
- BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên.
Hoặc có thể chia hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC thành 2 loại theo phân chia lợi nhuận như sau:
- BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế
- BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế
>> Xem thêm Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Ưu, nhược điểm của hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC có những ưu điểm như sau
Hợp đồng BCC chuẩn bị nhanh gọn, dễ tiến hành, phù hợp với các dự án đầu tư cần triển khai nhanh chóng và thời hạn đầu tư ngắn.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các nhà đầu tư sẽ nhân danh chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, bị ràng buộc bởi hợp đồng chứ không bị ràng buộc bởi tổ chức nào.
Do đó, các nhà đầu tư sẽ linh hoạt, chủ động, độc lập và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, tránh được các mẫu thuẫn, bất đồng trong quản lý điều hành dự án.
Các bên trong hợp đồng có thể hỗ trợ lẫn nhau, bù đắp cho nhau những điểm yếu trong quá trình phát triển dự án kinh doanh.
Việc phân chia lợi nhuận cũng dễ dàng, linh hoạt hơn, chỉ cần tính theo tỷ lê đã thỏa thuận mà không cần phụ thuộc và điều lệ của doanh nghiệp.
Nhược điểm của hợp đồng BCC
Các bên hợp tác với nhau nhưng không thành lập pháp nhân mới nên sẽ không có con dấu chung. Khi sử dụng con dấu của một bên có thể dẫn đến nhiều bất cập như khó kiểm soát được các hoạt động trên thực tế đặc biệt là các hoạt động liên quan đến chi phí.
Việc không thành lập pháp nhân là thuận lợi khi chia lợi nhuận nhưng là hạn chế đối với quyền quản lý của các bên trong dự án, bên đóng góp ít cũng có quyền tương đương như bên đóng góp nhiều.
Hợp đồng BCC không có quy định về trách nhiệm của người thứ ba nên nếu các bên không có thỏa thuận rõ ràng dẫn đến tranh chấp thì khó khăn hơn rất nhiều trong việc giải quyết vì cần đến thiết chế của hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự mới có thể giải quyết được.
Hình thức và nội dung của hợp đồng BCC
Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng BBC phải được lập bằng văn bản trong trường hợp dự án đầu tư bằng hợp đồng BBC phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư. Còn hợp đồng BBC không cần lập bằng văn bản nếu không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
Nội dung của hợp đồng BBC là những thỏa thuận hợp tác kinh doanh bao gồm các thỏa thuận hợp tác kinh doanh bao gồm các thỏa thuận cùng góp vốn kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro. Nội dung hợp đồng BBC bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
– Họ tên và địa chỉ của người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên
– Quy định về tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
– Quy định về sửa đổi chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm cũng như thị trường trong quá trình sản xuất kinh doanh để hai bên cùng hoạt động hiệu quả, cùng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.