Hợp đồng hết hạn có cần thanh lý không ?

by Vũ Khánh Huyền

Thanh lý hợp đồng là văn bản ghi nhận sau khi các bên đã hoàn thành nghĩa vũ thỏa thuận trong hợp đồng. Pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc về việc thanh lý hợp đồng. Hợp đồng hết hạn có cần thanh lý không theo quy định năm 2023? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !

Hợp đồng hết hạn có cần thanh lý không ?

Hợp đồng hết hạn có cần thanh lý không ?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Thanh lý hợp đồng là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không còn ghi nhân khái niệm này nữa, nhưng thực thế thì cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt giao dịch dân sự.

Thanh lý hợp đồng khi nào?

Trên thực tế, việc thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện trong các trường hợp như sau:

  • Các công việc theo hợp đồng được hoàn tất;
  •  Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có thỏa thuận kéo dài thời hạn;
  • Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, hủy bỏ theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do sự kiện bất khả kháng;
  • Hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết là pháp nhân phải giải thể, phá sản hoặc cá nhân chết.

Hợp đồng hết hạn có cần thanh lý không?

Hiện nay pháp luật không bắt buộc phải thanh lý hợp đồng, tuy nhiên việc thanh lý hợp đồng nhằm mục đích:

  • Việc thanh lý hợp đồng này sẽ giúp cho các bên theo hợp đồng xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và các nghĩa vụ của mình đến đâu, xác định trách nhiệm nào còn tồn đọng, dẫn đến hậu quả của việc đó là gì;
  • Xác định những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực;
  • Các bên cũng sẽ xác định cụ thể các trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trong trường hợp thanh lý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
  • Giải phóng các nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đã thực hiện đối với bên có quyền, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.

Nội dung thanh lý hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng

Nội dung trong thanh lý hợp đồng cần nêu rõ hai nội dung sau:

  • Thứ nhất là về việc công ty bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, hai bên cam kết sau này không thể có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
  • Thứ hai, về nghĩa vụ bảo hành, hai bên thỏa thuận nghĩa cụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng và kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cung cấp hàng hóa. Nếu trong hợp đồng cung cấp hàng hóa chưa quy định chi tiết điều này, trong biên bản thanh lý phải làm rõ và hai bên phải cùng đồng ý với những nội dung này.

Một số loại biên bản thanh lý hợp đồng phổ biến

Trong đời sống hiện nay, biên bản thanh lý thường thấy nhất là thanh lý hợp đồng thuê nhà. Biên bản này được thực hiện khi người thuê đã kết thúc thời hạn của bản hợp đồng thuê nhà và không có sự gia hạn cho hợp đồng.

Trường hợp nên lập biên bản thanh lý phổ biến thứ hai là trong các hoạt động kinh tế, xây dựng. Nhất là trong các trường hợp đối tác hợp tác kinh tế. Biên bản thanh lý sẽ giúp hai bên xác nhận hoàn tất các nội dung đã thỏa thuận.

Trường hợp thứ 2 là với các thỏa thuận đang trong giai đoạn thực hiện nhưng vì các lý do mà hủy bỏ hoặc sắp bị hủy bỏ. Lúc này, biên bản thanh lý sẽ giúp hai bên chấm dứt sự ràng buộc. Đồng thời xác định trách nhiệm và thiệt hại khi không thể tiếp tục hợp đồng. Từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Trường hợp thứ 3 là người thực hiện hợp đồng không có đủ điều kiện, tư cách và năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế. Trong trường hợp này, biên bản thanh lý sẽ giúp cả hai bên thực hiện hợp đồng được bảo vệ quyền lợi khi bên còn lại không có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Trường hợp thứ 4 là giải thể công trình, dự án kinh doanh. Biên bản này được sử dụng khi một trong hai bên đối tác đang thực hiện hợp đồng kinh doanh thì gặp vấn đề dẫn đến giải thể. Biên bản này sẽ giúp cả hai bên đối tác nghiệm thu kết quả công việc, xác định đền bù và chấm dứt sự ràng buộc lợi ích đối với nhau.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Hợp đồng hết hạn có cần thanh lý không ? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh từ A-Z

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488