Thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) dịch vụ ăn uống là 10%. Mức thuế suất này được áp dụng từ ngày 01/07/2023 theo quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2021/NĐ-CP về chính sách giảm thuế GTGT.
Trước ngày 01/07/2023, thuế suất thuế GTGT dịch vụ ăn uống là 10%. Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023, mức thuế suất thuế GTGT dịch vụ ăn uống được giảm xuống 8% theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Như vậy, từ ngày 01/01/2024, mức thuế suất thuế GTGT dịch vụ ăn uống sẽ quay trở lại mức 10%.
Nội Dung Chính
Thuế VAT dịch vụ ăn uống là gì?
Thuế VAT (Value Added Tax) chính là thuế giá trị gia tăng đánh vào các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Pháp luật. Thuế VAT là loại thuế gián thu mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế VAT dịch vụ ăn uống có thể hiểu là thuế giá trị gia tăng (GTGT) mà người sử dụng dịch vụ ăn uống là người phải nộp trên mỗi hóa đơn mà mình sử dụng. Người kinh doanh dịch vụ ăn uống là người thu hộ và có nghĩa vụ nộp lại thuế GTGT này cho các cơ quan thuế.
Trên thực tế, thuế GTGT là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trong nước, do đó thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu sẽ được hoàn lại (nói cách khác trong một vài trường hợp thì người tiêu dùng ở nước ngoài thường không phải chịu thuế GTGT). Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu này sẽ có những quy định riêng về thuế.
Mức thuế VAT dịch vụ ăn uống năm 2023
Nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phục hồi và phát triển kinh tế, vào năm 2022 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Đến ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
Kể từ ngày 01/02/2022, Nghị định 15/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm còn 8%. Nhưng cũng theo Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP chính sách này chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022. Chính vì vậy, kể từ ngày 01/01/2023, mức thuế VAT sẽ trở về mức thuế suất cũ là 10%.
Dịch vụ ăn uống nằm trong số các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm còn 8% vào năm 2022. Đến năm 2023 mức thuế VAT này sẽ quay trở lại là 10% áp dụng từ ngày 01/01//2023.
Như vậy, quý khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ăn uống từ ngày 01/01/2023 sẽ tính thuế VAT là 10%. Đối với người cung cấp dịch vụ khi hạch toán thuế VAT nộp ngân sách nhà nước thì các đơn hàng phát sinh từ 01/01/2023 lưu ý mức thế này để hạch toán đúng.
Một số lưu ý đối với doanh nghiệp F&B
Doanh nghiệp F&B (doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ ẩm thực, nhà hàng, ăn uống) cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Ngoài thuế VAT còn có rất nhiều các loại thuế khác
Trên thực tế đối với các ngoài thuế VAT thu hộ phải nộp còn có rất nhiều khoản thuế khác bao gồm:
- Thuế suất cố định: thuế suất được ban hành và cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền và có giá trị cố định, đơn vị tính được quy định (VD: Thuế môn bài, thuế đất đai,…)
- Thuế suất lũy tiến: là thuế suất thay đổi giá trị tăng dần (VD: Thuế thu nhập cá nhân,…)
- Thuế suất lũy thoái: thuế suất mang tính chất đối lập với thuế suất lũy tiến. Nó có nghĩa là khi căn cứ tính thuế thay đổi sẽ đi theo hướng tăng lên với mức thuế suất sẽ giảm đi (VD: Bảo hiểm an sinh xã hội của nhân
Xác định mức thuế áp dụng trong trường hợp cụ thể
Căn cứ xác định mức thuế đối với trường hợp hợp đồng/ hóa đơn ăn uống được lập vào năm 2022 và hoàn thành năm 2023 thì xác định mức thuế VAT áp dụng như sau.
- Thời điểm lập, xuất hóa đơn là thời điểm chọn mức VAT áp dụng. Lập hóa đơn vào năm 2023 thì áp dụng mức VAT 10%, còn lập hóa đơn năm 2022 thì áp dụng VAT mức 8%.
- Mức VAT áp dụng khác với thỏa thuận hợp đồng thì các bên cần ký phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Công thức tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp
Công thức tính số thuế VAT phải nộp căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Số thuế VAT phải nộp = Số thuế VAT đầu ra – Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ.
Trong đó:
- Số thuế VAT đầu ra bằng tổng số thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn VAT.
- Thuế VAT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x mức thuế suất
- Thuế VAT đầu vào bằng tổng số thuế VAT ghi trên hóa đơn VAT mua hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, việc tăng thuế trở lại mức 10% sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc cân bằng chi phí và hạch toán, do đó cá nhân, doanh nghiệp và đơn vị cần đặc biệt lưu ý với thuế VAT dịch vụ ăn uống năm 2023. Nắm bắt được cách tính và mức thuế VAT giúp chủ động hơn trong công việc tránh rủi ro dẫn đến thiệt hại về tài chính hoặc gây mất thời gian và công sức.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Hướng dẫn làm báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp – Luật Đại Nam
Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng BĐS – Luật Đại Nam
Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam – Luật Đại Nam
Hướng dẫn cách xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp