Hợp đồng mua bán hàng hóa

by Ngọc Ánh

Hoạt động mua bán hàng hóa đã có lịch sử lâu đời và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Khi tham gia vào hoạt động này, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thường được điều chỉnh bởi hợp đồng. Do đó, các bên trong quan hệ mua bán cần lưu ý những quy định pháp luật về vấn đề này. Sau đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến quy định pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì?

Theo quy định của Luật thương mại 2005 có thể hiểu như sau:

Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.

Có thể tạm chia hợp đồng mua bán hàng hoá thành hai loại:

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Thứ nhất

Về chủ thể, các bên tham gia vào quan hệ này thường là các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Hoạt động của họ là nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, những chủ thể hoạt động không nhằm mục đích sinh lời vẫn có thể tham gia vào quan hệ hợp đồng trong trường hợp họ lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 2005 để điều chỉnh.

Thứ hai

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy, hàng hóa là những thứ tồn tại dưới dạng vật chất, hữu hình. Do đó, quyền sử dụng đất, tài sản trí tuệ hay sản phẩm dịch vụ không là đối tượng của hợp đồng này.

Thứ ba

Về hình thức, hợp đồng này có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 có quy định hợp đồng mua bán quốc tế phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Thứ tư

Mục đích của ít nhất một bên trong quan hệ này là nhằm mục đích sinh lợi. Ở đây, chúng ta cần phân biệt “sinh lợi” và “sinh lời”. “Sinh lời” chỉ đơn thuần là nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, “sinh lợi” có tính bao quát và rộng hơn bởi không chỉ là lợi nhuận mà còn bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội.

Thứ năm

Hợp đồng mua bán hàng hóa có tính song vụ, tức là quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Điều này được thể hiện rõ ở khái niệm của hoạt động mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua còn bên mua có quyền nhận hàng, quyền sở hữu hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán còn bên bán có quyền nhận thanh toán.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa:

Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật thương mại năm 2005 thì:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  • Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó

Trừ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng mua bán hàng trả chậm hoặc trả dần…, còn thì hợp đồng mua bán hàng hoá không nhất thiết phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro tranh chấp thì một văn bản hợp đồng chặt chẽ là là ưu tiên hàng đầu.

Ngôn ngữ của hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng phải được lập bằng tiếng Việt, hoặc bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Nếu sử dụng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì hợp đồng cần quy định thứ tiếng nào ưu tiên hơn khi có sự khác biệt trong diễn đạt bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, vì các lý do sau:

Khi thực hiện các thủ tục hành chính mà cần phải nộp hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hoá phải bằng tiếng Việt do các cơ quan nhà nước Việt Nam sử dụng tiếng Việt.

Khi có tranh chấp hợp đồng và các bên yêu cầu Toà án giải quyết thì hợp đồng mua bán hàng hoá bằng tiếng Việt sẽ thuận lợi hơn nhiều do Toà án làm việc bằng tiếng Việt.

Rủi ro tranh chấp :

Có 6 loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá phổ biến mà bạn cần biết trước khi giao kết hợp

đồng, đó là:

  • Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Tranh chấp do giao hàng không đúng đối tượng ghi nhận trong hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do bên bán chậm giao hàng
  • Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa về giá cả, phương thức thanh toán

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng mua bán hàng hóa”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.   

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng lao động mẫu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488