Phần mềm có chịu thuế GTGT không

by Thị Thảo Đào

Trước sự phát triển của công nghệ, sản phẩm phần mềm ngày càng đa dạng và được tiếp cận trong mọi lĩnh vực của đời sống. Phần mềm máy tính là hàng hóa, sản phẩm đặc thù thuộc loại sản phẩm/tài sản sở hữu trí tuệ. Phần mềm thuộc loại hàng hóa được ưu tiên về thuế GTGT. Vậy phần mềm có chịu thuế GTGT không? Bài viết dưới đây tóm tắt nội dung về thuế đối với phần mềm theo quy định của luật thuế hiện hành tại Việt Nam.

Phần mềm có chịu thuế GTGT không

Phần mềm có chịu thuế GTGT không

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 71/2007/NĐ-CP
  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC
  • Nghị quyết 101/2023/QH15
  • Nghị quyết 43/2022/QH15

Các mức thuế suất thuế GTGT

Thuế suất thuế giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng hiện nay là: 0%, 5% và 10%.

STT Mức thuế suất GTGT Đối tượng áp dụng
1 0% Mức thuế áp suất dụng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế
2 5% Mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp
3 10% Mức thuế suất áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác

Lưu ý: Theo chủ trương của Quốc hội có tại Nghị quyết 101/2023/QH15 thì việc giảm thuế GTGT năm 2023 sẽ thực hiện theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Cụ thể, việc giảm thuế GTGT năm 2023 sẽ thực hiện theo điểm a, khoản 1.1 Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

>>>>>>Tìm hiểu thêm: Mức thuế suất áp dụng với hộ kinh doanh cá thể 2023

Văn bản pháp luật quy định thuế GTGT đối với phần mềm

Căn cứ khoản 1, 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP:

– Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

– Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động công nghiệp phần mềm như sau:

– Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.

– Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

+ Phần mềm hệ thống;

+ Phần mềm ứng dụng;

+ Phần mềm tiện ích;

+ Phần mềm công cụ,

+ Các phần mềm khác.

– Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

+ Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

+ Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

+ Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

+ Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

+ Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

+ Dịch vụ tích hợp hệ thống;

+ Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

+ Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

+ Các dịch vụ phần mềm khác.

Căn cứ khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật là đối tượng không chịu thuế GTGT.

Kết luận:

Nguyên tắc của thuế GTGT là áp dụng thuế suất trong tất cả các khâu (trừ 1 số quy định cụ thể đích danh tại khâu đầu tiên không chịu thuế, các khâu sau chịu thuế suất 5% như nông sản chưa qua chế biến)

Phần mềm máy tính không có quy định nào khác khoản 21 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC. do đó không phân biệt doanh nghiệp sản xuất phần mềm hay kinh doanh phần mềm thì vẫn thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ phần mềm và sản phẩm phần mềm là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Phần mềm có chịu thuế GTGT không. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn thuế GTGT của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng;
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục hoàn thuế
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488