Phù hiệu xe hợp đồng là một loại tem không thể thiếu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng khi tham gia giao thông và hoạt động vận tải. Vậy làm thế nào để được cấp loại phù hiệu này ? Lệ phí bao nhiêu ? Thủ tục cấp phù hiệu xe hợp đồng được quy định như nào? Dưới đây là những thông tin để trả lời cho những thắc mắc của quý độc giả.
Nội Dung Chính
Phù hiệu xe hợp đồng là gì?
Phù hiệu xe hợp đồng là một loại tem do Sở Giao thông vận tải cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Tem này được dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng của đơn vị vận tải.
Trong đó, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được giải thích là hoạt kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách (hợp đồng bằng văn bản giấy hoặc điện tử) giữa đơn vị vận tải với người thuê.
Ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng khi thực hiện hoạt động chở hành khách thì bắt buộc phải có phù hiệu xe hợp đồng. Nếu không có phù hiệu này, cả tài xế và đơn vị vận tải đều có thể bị xử phạt.
Thời hạn phù hiệu xe hợp đồng là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, phù hiệu do Sở Giao thông Vận tải cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Do đó, thời hạn phù hiệu xe hợp đồng được xác định như sau:
– Có đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải: Thực hiện theo đề nghị đó nhưng giới hạn trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
– Không có đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải: 07 năm.
Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe hợp đồng gồm giấy tờ gì?
Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 10 năm 2020, hồ sơ xin cấp phù hiệu xe hợp đồng phải đảm bảo có đủ các giấy tờ sau đây:
(1) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định.
(2) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô.
(3) Bản sao của một trong các giấy tờ sau (mang đi để xuất trình) nếu xe ô tô không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải:
– Hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân (bằng văn bản).
– Hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Thủ tục cấp phù hiệu xe hợp đồng thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 22 Nghị định 10, thủ tục cấp phù hiệu được quy định như sau:
Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ hồ sơ cho Sở Giao thông Vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị đó.
– Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác.
Nếu hồ sơ nộp cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông Vận tải thông báo các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho đơn vị kinh doanh vận tải trong 01 ngày làm việc.
– Hình thức thông báo: Trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Sở Giao thông Vận tải cấp phù hiệu xe hợp đồng cho đơn vị kinh doanh vận tải.
Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ khi Sở Giao thông Vận tải nhận được hồ sơ đúng quy định.
Nếu từ chối không cấp phù hiệu xe hợp đồng, Sở Giao thông Vận tải phải trả lời rõ lý do bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Lệ phí cấp phù hiệu xe hợp đồng là bao nhiêu?
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-BGTVT ban hành ngày 10/3/2020 của Bộ Giao thông Vận tải, thủ tục cấp phù hiệu xe hợp đồng được giải quyết bởi Sở Giao thông Vận tải sẽ không bị tính phí.
Do đó, các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ không bị tính lệ phí cấp phù hiệu xe hợp đồng.
Lỗi không dán phù hiệu xe hợp đồng phạt bao tiền?
Nếu không dán phù hiệu xe hợp đồng mà sử dụng để vận chuyển hành khách, phương tiện sẽ bị xử phạt
theo Nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông như sau
Phương tiện |
Mức phạt lỗi không gắn phù hiệu |
|||
Người điều khiển phương tiện |
Chủ xe |
|||
Cá nhân |
Tổ chức |
|||
Xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự |
05 – 07 triệu đồng (Điểm b khoản 7 Điều 23) |
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm e khoản 8 Điều 23) |
06 – 08 triệu đồng (Điểm h khoản 9 Điều 30) |
12 – 16 triệu đồng (Điểm h khoản 9 Điều 30) |
Xe ô tô tải, máy kéo (cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa |
05 – 07 triệu đồng (Điểm d khoản 6 Điều 24) |
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm e khoản 8 Điều 23) |
06 – 08 triệu đồng (Điểm h khoản 9 Điều 30) |
12 – 16 triệu đồng (Điểm h khoản 9 Điều 30) |
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Thủ tục cấp phù hiệu xe hợp đồng “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc