Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

by Trương Mỹ Linh

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa mà trong đó, hàng hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới của một Quốc Gia, vùng lãnh thổ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định liên quan đến hợp đồng quốc tế:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Căn cứ vào Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Đồng thời, tại Điều 430, Bộ luật Dân sự 2015 cũng đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”.

Tiếp theo, dựa vào Điều 3, Luật Thương mại 2005, quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.

Dựa theo quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự có thể thấy:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau và đặt ra nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu và thanh toán cho bên bán và bên mua trong hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ được công nhận có hiệu lực nếu nó được thể hiện dưới một hình thức nhất định, phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng. Đây là điều kiện bắt buộc nhằm chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng được thừa nhận và quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Có hai quan điểm về hình thức của hợp đồng

Quan điểm thứ nhất: 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hoặc các hình thức gián tiếp như đơn thư chào hàng, đặt hàng, fax, thư điện tử (giao dịch điện tử)… do các bên tự do thỏa thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, như Anh, Pháp, Mỹ… Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất, về điều kiện này Công ước cho phép các bên có thể xác lập hợp đồng với mọi hình thức, kể cả thông qua người làm chứng.

Quan điểm thứ hai

 Một số nước lại đưa ra các yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới được công nhận hiệu lực pháp lý. Ví dụ, hợp đồng này phải được ký kết dưới hình thức văn bản, phải được phê chuẩn, hoặc có công chứng… mới có hiệu lực. Đây là quan điểm của một số nước đang phát triển, như Việt Nam. Nếu hợp đồng bắt buộc phải được ký bằng văn bản thì mọi sự thay đổi, bổ sung của nó cũng phải được lập thành văn bản.

Có pháp luật của một số nước yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản, nhưng pháp luật của một số nước khác lại không có bất kì một yêu cầu nào về hình thức hợp đồng.

Tuy nhiên, để để đảm bảo sự an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng cũng như có bằng chứng cứ, chứng cứ để giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp phát sinh và để có sự ràng buộc rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của hai bên thì nên lập hợp đồng bằng văn bản.

Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán quốc tế

Đặc điểm chủ thể 

Đây là đặc điểm có vai trò quan trọng vì nó là căn cứ thường được sử dụng để xác định hợp đồng quốc tế theo Công ước Viên 1980 (CISG) cũng như là một căn cứ để xác định tính quốc tế theo pháp luật của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Chủ thể trong hợp đồng mua bán quốc tế có thể có quốc tịch ở các quốc gia khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở hai quốc gia khác nhau hoặc là ở các khu vực hải quan khác nhau. CISG căn cứ vào yếu tố trụ sở thương mại của các chủ thể tham gia hợp đồng để xác định một hợp đồng mua bán quốc tế.

Ngược lại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam lại căn cứ vào yếu tố quốc tịch của các chủ thể tham gia hợp đồng để xác định hợp đồng quốc tế. Ngoài ra, bên cạnh trường hợp các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế có trụ sở ở các nước khác nhau còn có trường hợp đặc biệt liên quan đến khu vực hải quan. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về khu vực hải quan riêng. Cụ thể trường hợp hàng hóa chuyển từ khu vực hải quan riêng vào nội địa thì áp dụng quy định pháp luật như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 

Đối tượng của hợp đồng mua bán quốc tế là hàng hóa. Hàng hóa theo nghĩa rộng là tất cả những gì có thể mua và bán được. Theo pháp luật Việt Nam hàng hòa là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; và những vật gắn liền với đất đai có thể mua bán được.

Thông thường, do yếu tố chuyển dịch qua biên giới mà hàng hóa trong hợp đồng mua bán quốc tế thường là động sản (hàng hóa có thể chuyển dịch qua biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan). Đây là một căn cứ để xác định tính quốc tế của một hợp đồng mua bán quốc tế theo pháp luật Việt Nam. Theo đó, trường hợp hai chủ thể Việt Nam tiến hành giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thì có thể xác định đây là một hợp đồng quốc tế.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 

Pháp luật từng quốc gia và pháp luật quốc tế có những yêu cầu về hình thức của hợp đồng mua bán quốc tế khác nhau. CISG quy định hợp đồng mua bán quốc tế có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng được coi là hợp pháp (Điều 11). Ngược lại, trong pháp luật một số quốc gia như Việt Nam thì lại yêu cầu hình thức của hợp đồng mua bán quốc tế bằng văn bản hoặc một hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong thực tế, vì tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán quốc tế nên khuyến nghị chung cho các chủ thể trong hợp đồng quốc tế là nên lập hợp đồng bằng văn bản hoặc các hình thức tương đương để bảo vệ quyền lợi của mình.

Luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 

So với hợp đồng mua bán thông thường hợp đồng quốc tế có luật điều chỉnh đặc thù riêng. Vì tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà có thể có nhiều luật quốc gia cùng có khả năng điều chỉnh – hiện tượng xung đột pháp luật. Bên cạnh đó, các điều ước quốc tế như CISG có hiệu lực điều chỉnh cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuộc phạm vi áp dụng của Công ước này. Ngoài ra thực tế, các bên có thể thỏa thuận để lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Nói cách khác, bên cạnh pháp luật quốc gia thì pháp luật quốc tế cụ thể là các điều ước cũng có thể điều chỉnh quan hệ hợp đồng quốc tế.

Bên cạnh các đặc điểm như bài viết đã nêu trên, hợp đồng quốc tế còn có một số đặc điểm riêng về hình thức thanh toán, ngôn ngữ sử dụng, giải quyết tranh chấp. Các đặc điểm riêng này cũng dựa trên tính chất quốc tế của hợp đồng quốc tế.

Kết luận

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế vì vậy có những đặc điểm chung của một hợp đồng mua bán và đặc điểm riêng dựa trên tính chất quốc tế của nó như bài viết đã nêu.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Hợp đồng thuê xe tự lái

Hợp đồng thuê nhà đơn giản

Hợp đồng song ngữ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488