5 tình huống vi phạm thuế phổ biến

5-tinh-huong-vi-pham-thue-pho-bien

by Vũ Tuấn Anh

Thuế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tài chính của một quốc gia, giúp hỗ trợ các dự án công cộng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp doanh nghiệp vi phạm thuế do không hiểu rõ về các quy định hoặc cố ý lừa đảo hệ thống thuế. Dưới đây luật Đại Nam cung cấp cho bạn thông tin về 5 tình huống vi phạm thuế phổ biến và cách tránh chúng để đảm bảo doanh nghiệp của bạn tuân thủ đúng luật lệ.

5 tình huống vi phạm thuế phổ biến

5 tình huống vi phạm thuế phổ biến

LẬP HÓA ĐƠN DỊCH VỤ

  • Pháp luật về hóa đơn:

+ Thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm thời điểm thu tiền.

+ Thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động cho thuê tài sản là thời điểm hoàn thành hoạt động cho thuê tài sản, trường hợp bên đi thuê trả tiền trước cho nhiều kỳ thì phải xuất hóa đơn tương với số tiền nhận trước.

– Sai phạm:

+ Không lập hóa đơn khi nhận tiền (dịch vụ).

+ Không lập hóa đơn khi nhận tiền trước tiền thuê TS cho nhiều kỳ

Lưu ý:  Tiền phạt HĐ, tiền đặt cọc thực hiên bằng chứng từ thanh toán.

SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP

+ Sử dụng hóa đơn chưa hoàn thành việc thông báo phát hành (trừ trường hợp người bán có hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng và đã chấp hành Quyết định xử phạt, người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí theo quy định).

+ Sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngưng sử dụng MST (còn gọi là đóng MST).

+ Sử dụng hóa đơn giả.

DN có thể tra cứu tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (http://www.gdt.gov.vn) để tra cứu các thông tin liên quan đến hóa đơn và trạng thái người nộp thuế:

– Tra cứu thông tin hóa đơn: thông báo phát hành hóa đơn; thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng; danh mục nhà in,cung ứng phần mềm; hóa đơn có mã xác thực.

Tra cứu danh sách DN thuộc loại rủi ro cao về thuế: DN thuộc loại rủi ro cao về thuế chuyển từ sử dụng hóa đơn đặt in, tự in sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế (trong đó nêu rõ ngày bắt đầu dừng sử dụng hóa đơn đặt in, tự in chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.

– Tra cứu thông tin quyết định cưỡng chế về hóa đơn: thông tin về cơ quan thuế thực hiện Quyết định về việc cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng (trong đó nêu rõ loại hóa đơn, ký hiệu mẫu, ký hiệu hóa đơn, từ số… đến số… không còn giá trị sử dụng từ ngày… tháng..năm…); thông tin về hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng

– Tra cứu thông tin người nộp thuế: xem danh sách người nộp thuế ngừng hóa động, trạng thái người nộp thuế để từ đó phòng ngừa việc giao dịch với người nộp thuế thuộc trạng thái ngừng hoạt động.

SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN

(1) Hoá đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ;

(2) Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán HH, DV nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế;

(3) Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn;

(4) Sử dụng hoá đơn bán HH, DV mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hoá đơn.

  • Sai phạm:

+ Mua HH,DV không có hóa đơn hợp pháp (hàng hóa dịch vụ không có thật), sau đó mua hóa đơn không kèm theo HH,DV (hàng hóa dịch vụ không có thật) để hợp thức hóa; thông thường sau đó DN bán hoá đơn bỏ trốn.

+ Mua HH,DV của tổ chức, CN này (hàng hóa dịch vụ không có thật), nhưng nhận hóa đơn của DN khác (hóa đơn khống).

+ Mua hóa đơn (hàng hóa dịch vụ không có thật) để khống trừ thuế GTGT khống, khai khống chi phí.

THUẾ GTGT HÀNG BIẾU TẶNG/ KHUYẾN MẠI

– Sai phạm:

+  Khai khấu trừ hàng nhận khuyến mại, biếu tặng.

+ Không khai thuế GTGT đầu ra hàng khuyến mại nhưng không ĐK/TB chương trình khuyến mại với CQNN có thẩm quyền).

+ Khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với hàng khuyến mại cho thương gia nước ngoài nhưng không ĐK/TB chương trình khuyến mại với CQNN có thẩm quyền).

THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

  • Sai phạm:

+ Thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc lĩnh tiền mặt.

+ Thanh toán bù trừ không có hồ sơ theo quy định.

+ Thanh toán từ TK tổ chức, CN khác không thể hiện trên hồ sơ theo quy định.

+ TK bên bán và bên mua không TB với CQT (tính đến 14/12/2016).

KẾT LUẬN

Trên đây là một số điều cần biết về 5 tình huống vi phạm thuế phổ biến, để được hỗ trợ đầy đủ và nhiệt tình nhất hãy liên hệ Hotline Luật Đại Nam.    

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488                                                               

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488                                                                           

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

  1. Các dịch vụ kế toán thuế phổ biến cho các doanh nghiệp
  2. Kế toán thuế trọn gói cho công ty xây dựng
  3. Dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp trọn gói
  4. Các thủ tục thuế cho công ty mới thành lập

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488