Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp của hợp đồng đặt cọc ngày càng nhiều và việc xác định hợp đồng đặt cọc có hiệu lực hay vô hiệu là vấn đề dành được khá nhiều sự quan tâm của người dân. Do vậy, để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về “Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?”, Luật Đại Nam xin cung cấp tới quý vị những thông tin hữu ích.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015
Hợp đồng đặt cọc được quy định như thế nào?
Về hình thức
Hiện nay thì Bộ luật dân sự 2015 không có quy định cụ thể hợp đồng đặt cọc phải được thể hiện dưới hình thức nào, cụ thể việc đặt cọc được quy định như sau:
- Đặt cọc là việc một bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, có thể kết luận theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì không bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được thể hiện hằng văn bản và không có quy định phải có công chứng, chứng thực tuy nhiên nên đảm bảo tính pháp lý cao thì các bên giao kết vẫn có thể tiến hành công chứng hợp đồng được.
Về nội dung
Giao dịch đặt cọc là một giao dịch phổ biến trên thực tế, thường được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Theo đó, hợp đồng đặt cọc gồm những nội dung cụ thể như: thông tin các bên, tài sản đặt cọc, mục đích đặt cọc, thời hạn đặt cọc, quyền và nghĩa vụ của các bên, chữ ký của hai bên,…..Các thông tin trên được thỏa thuận càng chi tiết thì càng giảm thiểu những rủi ro, tranh chấp phát sinh sau này.
Về điều kiện đảm bảo để hợp đồng có hiệu lực:
- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Thẩm quyền của chủ thể khi giao kết hợp đồng
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội
- Hình thức hợp đồng
- Hợp đồng không giả tạo
- Tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
Lưu ý: Trong trường hợp, hợp đồng đặt cọc đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý, không nhất thiết phải có công chứng trong trường hợp này.
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình có hướng dẫn giải quyết tranh chấp dân sự có đặt cọc, cụ thể:
“Theo quy định tại Điều 130 BLDS thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính)”.
Mặc dù Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự 1995 đã hết hiệu lực nhưng những quy định về đặt cọc của Bộ luật dân sự 2015 hiện hành vẫn không thay đổi so với quy định tại Bộ luật dân sự 1995 nên hiện nay những hướng dẫn của Nghị quyết này vẫn có giá trị áp dụng.
Theo đó, hợp đồng đặt cọc vô hiệu là trường hợp hợp đồng đặt cọc không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015
Theo Điều 117 và Điều 407 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:
Một là: Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Hai là: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo.
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo lập nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng đó vô hiệu.
Ba là: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Bốn là: Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.
Trường hợp hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp mục đích của hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
Năm là: Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Sáu là: Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.
Bảy là: Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Theo quy định của Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP thì hợp đồng phải được lập thành văn bản. Nếu hợp đồng đặt cọc vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu.
Tám là: Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Theo đó, trong trường hợp ngay từ khi giao kết hợp đồng đặt cọc, đối tượng trong hợp đồng này không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam
Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh