Thời điểm giao kết hợp đồng

by Mai Linh

Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng. Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng. Cùng luật Đại Nam tìm hiểu thêm về thời điểm giao kết hợp đồng qua bài biết dưới đây.

Thời điểm giao kết hợp đồng

Thời điểm giao kết hợp đồng

Khái niệm thời điểm giao kết hợp đồng

Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hợp đồng được coi là đã giao kết hợp đồng.

Theo điều 400 của Bộ luật dân sự năm 2015, quy định như sau:

1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.

Quá trình giao kết hợp đồng

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Quá trình giao kết hợp đồng được diễn ra thông qua hai gia đoạn, đó là giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên quá trình này có thể là một quá trình thương lượng và thỏa thuận được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nên bên đưa ra lời đề nghị ban đầu lại có thể trở thành bên cuối cùng trả lời chấp nhận đề nghị. Do đó, muốn xác định rõ thời điểm trả lời giao kết hợp đồng dân sự thì phải xác định được các dấu hiệu cơ bản của một lời đề nghị giao kết hợp đồng cũng như chấp nhận giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng

– Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

– Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Thông tin trong giao kết hợp đồng

– Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.

– Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

– Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

– Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

+ Do bên đề nghị ấn định;

+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

– Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

– Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

– Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trả lời chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự như: trả lời trực tiếp, trả lời thông qua văn bản, sự im lặng,…Trong trường hợp các bên thỏa thuận sự im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thi hết thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà bên được đề nghị vẫn im lặng thì cũng coi như bên được đề nghị đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, và hợp đồng được giao kết từ thời điểm đó.

Hợp đồng có thể giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói tùy theo lựa chọn của các bên. Đối với trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì quá trình đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết sẽ kết thúc khi các bên thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thông thường, quá trình giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua lời nói sẽ diễn ra trực tiếp và với các hợp đồng có giá trị nhỏ, việc giao kết và thực hiện diễn ra trong thời gian ngắn.

Vấn đề đặt ra là các bên thỏa thuận những điều khoản nào về nội dung của hợp đồng thì coi là hợp đồng đã được giao kết thì khoản 3 điều 400 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chưa có đề cấp đến. Thực tế thì đối với hợp đồng được giao kết bằng lời nói, thông qua quá trình giao kết, các bên thường thỏa thuận về tất cả nội dung của hợp đồng dân sự. 

Thời điểm giao kết hợp đồng đối với hợp đồng bằng văn bản

Đối với các hợp đồng có hình thức xác lập bằng văn bản thì quá trình giao kết hợp đồng sẽ kết thúc khi các bên đã ký vào văn bản hoặc hình thức chấp thuận khác được thể hiện trên như điểm chỉ hoặc vừa ký vừa điểm chỉ. Nếu ban đầu hợp đồng được giao kết bằng lời nói sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận bằng lời nói về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng là một trong các yếu tố thể hiện tính tự nguyện của các bên mà không phải nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý nhất định như về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác. Và cũng là căn cứ để xác định giá của tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản khi các bên không thỏa thuận về giá, hoặc xác định giá của dịch vụ trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về giá của dịch vụ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thời điểm giao kết hợp đồng. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách

Cách phân loại hợp đồng thương mại

Hợp đồng thi công nội thất

Hợp đồng đặt cọc mua nhà mặt đất

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488