Ủy quyền là gì? Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng ủy quyền.

by Vũ Khánh Huyền

Hiện nay việc do tính chất và nhu cầu công việc đòi hỏi cá nhân và tổ chức phải tham gia xác lập, giao dịch nhất định. Tuy nhiên để chia sẽ bớt gánh nặng trong công việc của cá nhân, tổ chức thì ủy quyền là giải pháp được lựa chọn để cá nhân danh cá nhân, tổ chức thực hiện công việc nhất định trong phạm vi ủy quyền. Vậy ủy quyền là gì? Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng ủy quyền gồm những gì? Hãy để Luật Đại Nam giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây !

Ủy quyền là gì? Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng ủy quyền.

Ủy quyền là gì? Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng ủy quyền.

Cơ sở pháp lý

-Bộ luật dân sự 2015.

Định nghĩa về ủy quyền?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Ủy quyền chính là việc mà tổ chức, cá nhân nào đó thỏa thuận đồng ý, cho phép một tổ chức, cá nhân khác, có quyền đại diện, nhân danh cho mình có thể đưa ra quyết định hay xác lập, thực hiện giao dịch hợp pháp. Ủy quyền được xác lập dựa trên ý chí của hai bên, là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Hình thức ủy quyền

– Bộ luật dân sự 2015 không còn quy định về hình thức ủy quyền, do các bên thỏa thuận và tùy thuộc vào pháp luật chuyên ngành mà quy định sẽ khác nhau. Nhìn chung, hiện nay hình thức ủy quyền bằng văn bản là phổ biến nhất. Về ủy quyền bằng văn bản có 2 loại bao gồm: Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.

Giấy ủy quyền

– Giấy ủy quyền là một hình thức ủy quyền có bản chất là hành vi pháp lý đơn phương. Theo đó người ủy quyền sẽ chỉ định người được ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc theo Giấy ủy quyền. Thường không cần có sự tham gia của bên được ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền

– Theo Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi phải có sự đồng ý của bên ủy quyền và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng.

Phân biệt Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

– Mặc dù cả Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền đều là việc ủy quyền để xác lập, thực hiện một công việc nào đó. Nhưng về bản chất có sự khác nhau ở 2 loại này như sau:

+ Đối với Giấy ủy quyền, bản chất của nó là hành vi pháp lý đơn phương, nên khi thực hiện không cần phải có sự tham gia của bên được ủy quyền. Đồng thời, tính ràng buộc pháp lý cũng thấp, người được ủy quyền có thể không thực hiện những công việc được ủy quyền mà không phải chịu bất kì trách nhiệm pháp lý nào.

+ Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên, do đó phải có sự đồng ý của cả bên ủy quyền và được ủy quyền. Hợp đồng được xác lập dựa trên cơ sở pháp luật. Do đó có sự ràng buộc cao hơn, bên được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đã được ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền thường đi kèm với thù lao.

Chủ thể trong giao dịch ủy quyền

– Bên được ủy quyền phải có năng lực pháp luật và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoài ra theo khoản 3 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Đối tượng của giao dịch ủy quyền

– Đối tượng của giao dịch ủy quyền là một hoặc một số công việc được nêu trong Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. Các công việc này phải là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện. Tức là không trái với pháp luật và trái với đạo đức xã hội.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Các trường hợp không được ủy quyền theo quy định pháp luật

– Một vài trường hợp thường thấy không được ủy quyền như sau:

+ Trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình như Đăng ký kết hôn; Ly hôn; Nhận cha mẹ, con;…

+ Trong quan hệ hình sự như nhận tội thay mình, vì theo tinh thần của Bộ luật hình sự thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự;

+ Trong quan hệ hành chính như trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba (Khoản 5 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015 ); Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp; …

+ Trong quan hệ kinh tế như cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập; Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản (Khoản 5 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014);…

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ủy quyền

Chủ thể của hợp đồng ủy quyền

– Chủ thể tham gia bao gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Bên được ủy quyền có thể là cá nhân hoặc pháp nhân và phải có năng lực pháp luật và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đối tượng của hợp đồng ủy quyền

– Đối tượng của giao dịch ủy quyền là một hoặc một số công việc được nêu trong Hợp đồng ủy quyền. Nên liệt kê đầy đủ và cụ thể các công việc được ủy quyền. Các công việc này phải là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện. Tức là không trái với pháp luật và trái với đạo đức xã hội.

Phạm vi ủy quyền

– Người được ủy quyền chỉ thực hiện công việc trong phạm vi, nội dung được ủy quyền. Bất kể giao dịch nào nằm ngoại nội dung được ủy quyền sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người ủy quyền. Ngoài ra Người được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba biết về phạm vi đại diện của mình.

Thời hạn ủy quyền

– Căn cứ theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau: “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền

Thỏa thuận về thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền

– Cần có sự thỏa thuận rõ ràng về thù lao, để tránh phát sinh các tranh chấp xảy ra. Các bên có thể tự thỏa thuận mức phù lao phù hợp với công việc được ủy quyền.

Uỷ quyền lại  (Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 )

– Ủy quyền lại là việc bên được ủy quyền ủy quyền cho một người thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được ủy quyền. Tuy nhiên, muốn thực hiện ủy quyền lại cần thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

+ Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

– Đồng thời việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu và hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Quyền nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền

Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định tại các Điều 565 đến Điều 568 Bộ luật dân sự 2015.

– Bên ủy quyền:

+ Quyền của bên ủy quyền:

  1. i) Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
  2. ii) Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

iii) Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ

+ Nghĩa vụ của bên ủy quyền:

  1. i) Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
  2. ii) Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

iii) Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

– Bên được ủy quyền:

+ Quyền của bên được ủy quyền:

  1. i) Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
  2. ii) Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

+ Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:

  1. i) Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  2. ii) Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

iii) Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

  1. iv) Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
  2. v) Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  3. vi) Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

– Bộ luật dân sự 2015 cho phép các bên trong quan hệ ủy quyền được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Dựa theo việc có hay không có thù lao mà quyết định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

+ Trường hợp ủy quyền có thù lao:

  1. i) Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
  2. ii) Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Lưu ý: Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

+ Trường hợp ủy quyền không có thù lao:

  1. i) Bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
  2. ii) Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Ủy quyền là gì? Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng ủy quyền.. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488